Ngay khi người khác nói với bạn bằng những lời lẽ ngang ngược thì làm sao bạn có đủ tâm bình tỉnh để tha thứ cho họ?
Bạn nên nghĩ như vậy: “Họ đã ăn nói ngang ngược, vậy ta càng phải nên nói lý với họ, không được tức giận, nếu không thì mình sẽ càng nóng giận và phiền não thêm”. Bạn nên dùng tâm niệm tốt để chuyển hoá cách nhìn của mình đối với người, vật, sự vật. Làm được như vậy chính là người có tâm từ bi.
Nếu có một người nào đó vô duyên, vô cớ trừng mắt nhìn bạn, bạn có thể suy nghĩ về phương diện tốt: “Họ trừng mắt nhìn mình, có lẽ là hôm nay mình có làm điều gì đó không vừa lòng họ, họ trừng mắt nhìn mình là để cảnh tỉnh mình, mình nên cảm ơn họ mới phải.”
|
Ảnh minh họa.
|
Sự biểu lộ thái độ của người khác cũng chính là tấm gương để chúng ta soi rọi lại mình. Vì vậy, nếu thấy gương mặt của người khác đáng ghét thì chắc hẳn gương mặt mình cũng như vậy. Cho nên, nếu chúng ta gặp phải những người như vậy thì chúng ta nên thương cảm họ.
Nếu chúng ta nghĩ về họ mà có lòng tha thứ, thương xót, quan tâm đến họ thì chúng ta có thể chuyển lòng đối địch thành tâm từ bi.
“Đức Phật dạy: tất cả chúng sanh đều có Phật tính, chỉ vì bị ảnh hưởng của hoàn cảnh nên đánh mất cái Phật tính của mình, mà khởi lên ý niệm xấu, làm những việc không tốt. ”
Pháp sư Thánh Nghiêm
Dịch lời: Tỳ kheo Minh Kiết