Vì sao nên tránh xa bộ lạc nguyên thủy “thấy người lạ là giết”?

Google News

Những người bộ lạc nguyên thủy đã sống biệt lập từ hàng chục ngàn năm qua và họ rõ ràng là họ không muốn có sự can thiệp từ bên ngoài, một chuyên gia Ấn Độ cho biết.

Vi sao nen tranh xa bo lac nguyen thuy “thay nguoi la la giet”?
 Bộ lạc Sentinel giương cung bắn trực thăng tuần tra Ấn Độ.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), suốt hàng chục ngàn năm qua, bộ lạc nguyên thủy sống trên đảo North Sentinel tách biệt với thế giới bên ngoài.
Họ dùng cung tên, giáo mác để đi săn động vật trên đảo, hái quả rừng và chặt cây lấy gỗ làm nhà. Những người hàng xóm gần nhất cũng ở cách 50km.
Bộ lạc Sentinel đặc biệt cảnh giác với người lạ và luôn tấn công bất kỳ ai xuất hiện trên đảo.
Cảnh sát nói đó là những gì xảy ra với thanh niên người Mỹ tên John Allen Chau. Chau tiếp xúc với thành viên bộ lạc một cách bất hợp pháp, bị xua đuổi nhưng hôm sau vẫn quay lại và nhận kết cục chôn xác dưới cát.
“Người Sentinel rõ ràng chỉ muốn ở một mình”, nhà nhân chủng học Ấn Độ Anup Kapur nói.
Vi sao nen tranh xa bo lac nguyen thuy “thay nguoi la la giet”?-Hinh-2
 Chuyên gia Ấn Độ cho rằng thế giới nên để bộ lạc nguyên thủy được yên.
Các học giả tin rằng người Sentinel đặt chân lên đảo từ châu Phi cách đây 60.000 năm. Nhưng chi tiết về cuộc sống của những người này vẫn còn là bí ẩn.
“Chúng ta còn không biết chính xác có bao nhiêu người sống trên đảo”, Anvita Abbi, người đã dành hàng thập kỷ nghiên cứu về bộ lạc nguyên thủy ở quần đảo Andaman của Ấn Độ, nói. “Họ nói ngôn ngữ gì, sống đến bao tuổi, chúng ta cũng không biết”.
Abbi cho rằng người hiện đại nên để bộ lạc nguyên thủy được yên. “Vì sao chúng ta lại muốn can thiệp vào cuộc sống của bộ lạc đã tồn tại trên đảo từ hàng chục ngàn năm? Phải chăng đó là vị sự tò mò bên trong mỗi người?”
Vi sao nen tranh xa bo lac nguyen thuy “thay nguoi la la giet”?-Hinh-3
 Thanh niên John Allen Chau bị người bộ lạc Sentinel sát hại hôm 16.11.
Trong hàng chục năm qua, Ấn Độ nghiêm cấm việc liên lạc với người Sentinel. Một nhóm nhỏ các học giả và nhà nghiên cứu từng đến gần hòn đảo, để lại cho người Sentinel quả dừa và chuối. Nhưng tất cả chỉ có vậy.
“Chúng ta đang trở thành mối đe dọa đối với họ. Chúng ta mang dịch bệnh mà họ không có thuốc chữa”, P.C. Joshi, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Delhi, Ấn Độ, nói.
Hồi tháng 8, chính quyền Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm đến quần đảo Andaman, nhưng việc tiếp cận người Sentinel thì vẫn bị nghiêm cấm.
“Sai lầm của chính quyền Ấn Độ có thể là nguyên nhân du khách người Mỹ tìm đến được đảo North Sentinel và thảm kịch xảy ra”, nhóm chuyên gia Ấn Độ nói.
Theo Đăng Nguyễn/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)