Theo AMN, quân đội Syria đang triển khai quân mạnh xuống ngoại ô phía Đông Nam tỉnh Idlib tối qua sau khi mở cuộc tấn công lớn.
Theo nguồn tin quân sự gần chiến tuyến, quân đội Syria đã chiếm được thị trấn Al-Rafah sau trận chiến chớp nhoáng với phiến quân thánh chiến Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS) và các đồng minh của mình.
Nguồn tin cho biết quân đội Syria hiện đang củng cố các lợi ích khi các nhóm quân tỉnh Hama đổ về khu vực này nhằm giữ an ninh.
|
Quân đội Syria đang triển khai quân mạnh xuống ngoại ô phía Đông Nam tỉnh Idlib tối qua sau khi mở cuộc tấn công lớn và khiến phiến quân bỏ mạng cả loạt. |
Quân đội Syria có phải chịu tổn thất về lực lượng. Khoảng 20 người thương vong. Tuy nhiên, các phiến quân tổn thất lớn gấp nhiều, gần 60 người bị thương vong.
Một số nguồn tin từ chính phủ Syria khẳng định số phiến quân bị bỏ mạng lên tới con số từ 80-100 người.
Quân đội Syria dự kiến sẽ giành thắng lợi trong vài giờ tới khi liên tục gây áp lực với lực lượng phiến quân.
IS mở cuộc tấn công lớn vào khu vực giếng dầu ở Homs
Hôm qua, quân đội Syria đã phải đáp trả cuộc tấn công dữ dội của IS ở Wadi Al-Dabbiyat ở khu vực giếng dầu Al-Hayl, ngoại ô tỉnh Homs.
Báo cáo từ Đông tỉnh Homs cho biết cuộc tấn công của IS được tung ra từ vùng Al-Tanf vốn do lực lượng được Mỹ hậu thuẫn.
Cuộc chiến căng thẳng diễn ra giữa quân đội Syria và IS ở Wadi Dabbiyat trong suốt 2 giờ và kết quả là lực lượng IS buộc phải rút lui khỏi khu vực giếng dầu.
Báo cáo từ chiến trường cho biết lực lượng IS chịu tổn thất nặng trước khi rút lui khỏi khu vực này. Các tên khủng bố còn sót lại đã phải trốn chui lủi trong các núi ở Đông tỉnh Homs.
IS gần đây liên tục tấn công quân đội Syria và lực lượng vũ trang Iraq khiến cho hàng phòng thủ của hai lực lượng này tăng cường, bổ sung liên tục ở vùng sa mạc rộng lớn trải dài giữa hai quốc gia.
Lợi ích giằng xé ở Trung Đông
Tình hình Trung Đông 2019 là những mảng phối phức tạp rối ren, thậm chí còn phức tạp hơn những năm trước với nhiều vấn đề mới nảy sinh, giữa những lợi ích trái chiều giằng xé.
Trung Đông trong năm qua đã nhiều lần rơi vào trạng thái căng thẳng nghẹn thở như “bom hẹn giờ” chỉ trực chờ phát nổ bất cứ lúc nào, đặc biệt sau vụ tấn công nhằm vào các cơ sở lọc hóa dầu của Saudi Arabia - một đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực.
Hàng loạt vụ tấn công các tàu chở dầu tại vùng Vịnh khiến tình hình khu vực trở nên vô cùng bất an và mọi chỉ trích của Washington và các đồng minh trong khu vực đều hướng về phía Tehran, mặc dù Iran đã bác bỏ mọi cáo buộc. Căng thẳng tới mức đã có lúc Trung Đông bị đặt vào tình trạng “báo động cao” trước một cuộc xung đột vũ trang hay kịch bản Mỹ áp dụng biện pháp quân sự để răn đe nước cộng hòa Hồi giáo.
Cuộc đối đầu dai dẳng giữa Mỹ và Iran là một trong những nguyên chính chính làm Trung Đông trong năm qua cận kề "lò hỏa thiêu" với nhiều phen gay cấn bởi những bước leo thang liên tiếp khi hai bên cùng giữ lập trường không khoan nhượng và áp dụng chính sách cứng rắn theo kiểu “bên miệng hố chiến tranh”.
Những biến động ở Trung Đông 2019 gắn liền với sự thay đổi trong chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với khu vực. Theo giới quan sát, chính sách của Mỹ đối với Trung Đông đang là một yếu tố gây bất ổn, trong nhiều trường hợp khiến tình hình càng trở nên phức tạp hơn.