Margie Velma Barfield, người phụ nữ đầu tiên bị xử tử ở Mỹ kể từ năm 1962 và là trường hợp đầu tiên kể từ khi bị xử tử bằng thuốc độc kể từ khi án tử hình được khôi phục tại Mỹ vào năm 1976.
'Góa phụ thạch tín' bị xử tử vào lúc 2h ngày 2/11/1984 tại nhà tù trung tâm ở Raleigh, North Carolina khi 52 tuổi vì tội dùng thạch tín đầu độc mẹ ruột và chồng.
|
Velma được biết đến với biệt danh 'góa phụ thạch tín'. |
Tuổi thơ
Margie Velma Barfield sinh ngày 23/10/1932 ở Bắc Carolina, là con gái thứ hai trong một gia đình có chín người con. Tuổi thơ bất hạnh với người cha vũ phu và người mẹ bạc nhược được cho là một trong những nhân tố định hình nên tích cách có phần lệch lạc của Velma sau này.
Khi lên 7, Velma từng lên tiếng tố cáo cha mình lạm dụng tình dục con gái mặc dù cả gia đình đều phủ nhận những cáo buộc vô lý đó.
Không tìm được tiếng nói chung với gia đình, Velma nhanh chóng tìm cách thoát ly, bỏ học rồi kết hôn với người chồng đầu Thomas Burke và có hai người con.
Cuộc hôn nhân của cặp đôi trẻ đã có khoảng thời gian hạnh phúc cho đến khi Thomas bị thương trong một tai nạn giao thông vào năm 1966 khiến ông mất đi khả năng lao động. Kể từ đó, Thomas bắt đầu tỏ ra bất cần, nghiện ngập và thường xuyên đi gặp gỡ và rượu chè với bạn bè.
Điều này cùng với việc phải một tay chèo lái gia đình khiến Velma trở nên trầm cảm và bắt đầu sử dụng các loại thuốc an thần để thoát khỏi áp lực cuộc sống. Đó cũng là thời điểm Velma bắt đầu cuộc sống phụ thuộc vào thuốc và trở nên nghiện nặng.
Tới năm 1969, Thomas qua đời trong một vụ cháy nhà nhưng cho đến nay người ta vẫn không thể xác nhận rõ nguyên nhân của vụ hỏa hoạn.
Tội ác hình thành
Sau khi chồng chết, Velma tái hôn với Jennings Barfield, người đàn ông góa vợ với căn bệnh tim mãn tính và hơn bà nhiều tuổi. Nhưng chỉ 6 tháng sau, Barfield qua đời vì một cơn đau tim khiến Velma tiếp tục sống trong cảnh góa phụ.
Cái chết đột ngột của người chồng thứ hai khiến Velma quyết định chuyển về nhà bố mẹ. Vì người bố vũ phu qua đời trước đó vài năm nên Velma sống một mình với mẹ mình, bà Lillie. Mặc dù vậy, cả hai không mấy hợp nhau dẫn đến những cơn cãi vã không ngớt trong mái nhà lụp xụp ở Bắc Carolina.
Không chỉ vậy, một thời gian sau khi con gái trở về, bà Lillie bắt đầu cảm thấy đau bụng và phải nhập viện. Các bác sĩ sau đó phát hiện ra một loại virus lạ trong dạ dày bà Lillie nhưng không thể tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị. Một thời gian sau, bệnh tình của bà trở nên nghiêm trọng hơn và bà Lillie qua đời không lâu sau đó.
Không lâu sau khi mẹ chết, Velma bị phát hiện làm giả chi phiếu cho chiếc xe của mẹ mình và bị kết án 3 tháng tù giam.
Ra tù năm 1975, Velma tìm được công việc chăm sóc cho một cặp vợ chồng già Montgomery và Dollie Edwards. Tưởng chừng như công việc này sẽ giúp Velma ổn định lại cuộc sống thì một thời gian sau khi làm việc, bà Dollie bắt đầu phàn nàn về người giúp việc của mình.
Tới tháng 1/1977, ông Montgomery, 94 tuổi qua đời và người vợ của ông cũng ra đi chỉ một tháng sau đó với những triệu chứng tương tự như chồng mình trước khi chết: sốt, lạnh, buồn nôn, đau bụng dữ dội.
Sau cái chết bí ẩn của hai người chủ cũ, Velma tiếp tục nhận công việc chăm sóc cho đôi vợ chồng John Henry Lee, 80 tuổi và bà Ghi, 76 tuổi.
Nhưng cũng chỉ vài tháng sau, ông Henry qua đời một cách bí ẩn. Ngay sau đám tang của chồng, bà Ghi cũng nhanh chóng ngã bệnh nhưng thời điểm đó Velma cũng đã ngừng công việc của mình.
Tội ác bị phát giác
Đến năm 1977, Velma quyết định tiến tới với Stuart Taylor, một người đàn ông góa vợ. Trong thời gian này, Velma giả mạo các hóa đơn trong tài khoản của chồng để có tiền chi trả cho thói nghiện ngập của mình.
Lo sợ bị phát hiện, bà trộn thạch tín và thuốc chuột vào thức uống của chồng. Ông Taylor sau đó liên tục bị đau bụng dữ dội và phải nhập viện sau khi tình hình trở nên nghiêm trọng trước khi qua đời vài ngày sau đó.
Cái chết chóng vánh của ông không khiến người ta ngạc nhiên bằng việc các nhà điều tra phát hiện Taylor không bị bệnh mà thực chất là bị đầu độc. Đáng sợ hơn, người đầu ông lại là người vợ bên cạnh mình.
Không lâu sau đó, Velma bị bắt và buộc tội giết người. Tại phiên tòa định tội, bà một mực gạt bỏ những cáo buộc liên quan nhưng điều đó không khiến nữ sát thủ thoát khỏi án tử hình.
|
'Góa phụ thạch tín' là người phụ nữ đầu tiên bị xử tử bằng thuốc độc kể từ khi án tử hình được khôi phục tại Mỹ vào năm 1976. |
Ngày bị tuyên án, Velma xuất hiện lạnh lùng, vô cảm trên bục bị cáo và thậm chí còn dành một tràng vỗ tay cho công tố viên bang sau cáo buộc của ông này.
Góa phụ này sau đó thú nhận rằng từng giết chết mẹ mình, Lillie Bullurd và hai người cao tuổi mà mình từng được thuê để chăm sóc là John Henry Lee và Dollie Edwards.
Điểm đáng chú ý là Velma luôn tham dự đám tang của nạn nhân và tỏ ra thương tiếc trước sự ra đi của họ.
Cơ thể người chồng đầu quá cố của Velma, Thomas Barfield cũng đã được khai quật sau đó và bị phát hiện có dấu hiệu của thạch tín nhưng Velma phủ nhận rằng không giết chồng.
Động cơ của bốn vụ giết người mà Velma thừa nhận là hung thủ đều như nhau. Velma khai biển thủ tiền của các nạn nhân và sau đó khiến họ trở nên bệnh tật để và có thể chăm sóc trong bệnh viện đồng thời tìm cách xoay sở để trả khoản tiền đó. Nhưng không mấy người tin vào lời thú nhận này.