Lãnh đạo Donetsk bị ám sát, Nga-Ukraina khủng hoảng trầm trọng

Google News

Vụ ám sát lãnh đạo Cộng hòa tự xưng Donetsk có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng giữa Nga và Ukraina.

Theo BBC, lãnh đạo Donetsk Alexander Zakharchenko, 42 tuổi, thiệt mạng trong một vụ nổ tại quán cafe ở Donetsk hôm 31.8. Bộ Ngoại giao Nga nghi ngờ Ukraina dàn dựng vụ ám sát, mặc dù chính quyền Kiev phủ nhận có liên quan.
Lanh dao Donetsk bi am sat, Nga-Ukraina khung hoang tram trong
Ông Alexander Zakharchenko, lãnh đạo Donetsk, bị ám sát ngày 31.8. Ảnh: Reuters 
Đám đông xếp hàng dài chờ viếng Alexander Zakharchenko. Trong vụ đánh bom, vệ sĩ của ông cũng thiệt mạng, 12 người khác bị thương.
Alexander Zakharchenko từng bị thương 2 lần trong chiến đấu, thoát chết trong một vụ đánh bom xe hồi tháng 8.2014.
Vụ ám sát Alexander Zakharchenko có nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngày 2.9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tố cáo "hành động khiêu khích" có thể làm hỏng tiến trình hòa bình ở miền Đông Ukraina, và tuyên bố không thể tiếp tục các cuộc đàm phán quốc tế về Ukraina sau cái chết của Alexander Zakharchenko.
Các cuộc đàm phán này được biết đến với tên gọi Bộ tứ Normandy, bao gồm Nga, Ukraina, Pháp và Đức. Đàm phán nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột ở miền đông Ukraina.
Lanh dao Donetsk bi am sat, Nga-Ukraina khung hoang tram trong-Hinh-2
 Tiễn biệt ông Alexander Zakharchenko. Ảnh: Reuters
Với cái chết của Zakharchenko, tiếp theo sau một loạt vụ ám sát thủ lĩnh ở Donbass, phong trào ly khai ở miền đông Ukraina không còn một nhân vật nào có uy tín lãnh đạo.
"Không có gì phải nghi ngờ, đây là một hành động khiêu khích. Cái chết của Zakharchenko chắc chắn sẽ làm cho tình hình căng thẳng tại miền đông Ukraina nghiêm trọng thêm" - TASS dẫn lời phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov tuyên bố.
Tại Nga, cáo buộc này được các nhân vật chủ chốt trong chính quyền đưa ra, trước tiên là Tổng thống Vladimir Putin. Tổng thống Nga tố cáo điều mà ông gọi là "những người chọn con đường khủng bố, bạo lực và kinh hoàng, những người không tìm một giải pháp ôn hòa và chính trị cho cuộc xung đột".
Ông Vladimir Putin ám chỉ tiến trình hòa bình được khởi động với thỏa thuận Minsk năm 2015. Mátxcơva quy trách nhiệm cho Kiev làm hỏng tiến trình hòa đàm do Pháp và Đức bảo trợ.
Ủy ban điều tra của Nga thông báo mở cuộc điều tra về hành vi khủng bố quốc tế.
Theo K.M/Báo Lao Động

>> xem thêm

Bình luận(0)