Người tuần lộc Mông Cổ hay Tsaatan là một bộ lạc du mục đang sống ở vùng sâu của rừng Taiga ở phía bắc Mông Cổ là một trong những nhóm người chăn tuần lộc du mục cuối cùng trên thế giới.Có khoảng 400 người Dukha thuộc 70-80 gia đình sống trong các cộng đồng, thường là một nhóm từ 2 đến 7 hộ gia đình.Cuộc sống của những người chăn tuần lộc Mông Cổ hoàn toàn phụ thuộc vào những con tuần lộc mà họ chăn dắt, họ thường di chuyển những chiếc tepee trong trại nhỏ của họ 5-10 lần một năm để tìm kiếm thời tiết thích hợp và rêu cho tuần lộc.Vào cuối thế kỷ 20, số lượng tuần lộc của Mông Cổ giảm mạnh từ 2280 xuống còn 616. Nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, các tổ chức và cá nhân mà bộ tộc Dukha đã giữ được lối sống truyền thống của họ và tăng số lượng tuần lộc lên đáng kể, với số lượng tuần lộc đạt 2690 con vào năm 2020.Người Dukha sử dụng tuần lộc làm phương tiện di chuyển chính như đi săn, kiếm củi, làm động vật chở hàng cho các cuộc di cư theo mùa, thăm họ hàng và bạn bè, và đi đến thị trấn để mua sắm và buôn bán.Sữa tuần lộc là một phần lương thực chính của họ để làm pho mát, trà sữa, bơ và sữa chua. Một con tuần lộc cho 96-100l sữa đặc và béo. Người của bộ tộc này thỉnh thoảng cũng ăn thịt tuần lộc, nhưng nhìn chung họ thích tăng số lượng tuần lộc lên thay vì giết mổ.Trong quá trình di chuyển du mục, tuần lộc đực thường mang vật nặng khoảng 40 kg trong khi con cái có thể chở tới 30 kg.Người Dukha sống trong những túp lều có kích thước khác nhau, gồm hai phần: thanh gỗ và mái che. Trước đây, lều được che phủ bằng da động vật, sau này được thay thế bằng vải bạt.Người Dukha có rất ít đồ đạc trong nhà nhưng lại có đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống của họ. Ở phía sau lều có một hoặc hai túi da dùng để đựng đồ có giá trị và đồ thờ.Hằng tháng, chính phủ Mông Cổ sẽ cấp một số tiền cho cả người lớn và trẻ em của bộ lạc.Một nguồn thu nhập khác là du lịch nhưng nó chỉ dành cho một số hộ gia đình. Họ sẽ bán tuần lộc hoặc da của nó.Ngoài ra, người Dukha cũng hay vào rừng săn bắn khi mùa thu để tìm thức ăn cho mùa đông. Họ còn sử dụng các loại thảo mộc và thực vật làm thuốc hoặc thực phẩm. Ảnh: IT.
Người tuần lộc Mông Cổ hay Tsaatan là một bộ lạc du mục đang sống ở vùng sâu của rừng Taiga ở phía bắc Mông Cổ là một trong những nhóm người chăn tuần lộc du mục cuối cùng trên thế giới.
Có khoảng 400 người Dukha thuộc 70-80 gia đình sống trong các cộng đồng, thường là một nhóm từ 2 đến 7 hộ gia đình.
Cuộc sống của những người chăn tuần lộc Mông Cổ hoàn toàn phụ thuộc vào những con tuần lộc mà họ chăn dắt, họ thường di chuyển những chiếc tepee trong trại nhỏ của họ 5-10 lần một năm để tìm kiếm thời tiết thích hợp và rêu cho tuần lộc.
Vào cuối thế kỷ 20, số lượng tuần lộc của Mông Cổ giảm mạnh từ 2280 xuống còn 616. Nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, các tổ chức và cá nhân mà bộ tộc Dukha đã giữ được lối sống truyền thống của họ và tăng số lượng tuần lộc lên đáng kể, với số lượng tuần lộc đạt 2690 con vào năm 2020.
Người Dukha sử dụng tuần lộc làm phương tiện di chuyển chính như đi săn, kiếm củi, làm động vật chở hàng cho các cuộc di cư theo mùa, thăm họ hàng và bạn bè, và đi đến thị trấn để mua sắm và buôn bán.
Sữa tuần lộc là một phần lương thực chính của họ để làm pho mát, trà sữa, bơ và sữa chua. Một con tuần lộc cho 96-100l sữa đặc và béo. Người của bộ tộc này thỉnh thoảng cũng ăn thịt tuần lộc, nhưng nhìn chung họ thích tăng số lượng tuần lộc lên thay vì giết mổ.
Trong quá trình di chuyển du mục, tuần lộc đực thường mang vật nặng khoảng 40 kg trong khi con cái có thể chở tới 30 kg.
Người Dukha sống trong những túp lều có kích thước khác nhau, gồm hai phần: thanh gỗ và mái che. Trước đây, lều được che phủ bằng da động vật, sau này được thay thế bằng vải bạt.
Người Dukha có rất ít đồ đạc trong nhà nhưng lại có đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống của họ. Ở phía sau lều có một hoặc hai túi da dùng để đựng đồ có giá trị và đồ thờ.
Hằng tháng, chính phủ Mông Cổ sẽ cấp một số tiền cho cả người lớn và trẻ em của bộ lạc.
Một nguồn thu nhập khác là du lịch nhưng nó chỉ dành cho một số hộ gia đình. Họ sẽ bán tuần lộc hoặc da của nó.
Ngoài ra, người Dukha cũng hay vào rừng săn bắn khi mùa thu để tìm thức ăn cho mùa đông. Họ còn sử dụng các loại thảo mộc và thực vật làm thuốc hoặc thực phẩm. Ảnh: IT.