Hiểm họa tai nạn khi trực thăng bay dày đặc ở New York

Google News

Mỗi năm ở New York có khoảng 30.000 chuyến bay trực thăng từ các sân bay công cộng. Mật độ giao thông hàng không dày đặc là mối nguy hiểm tiềm tàng với thành phố.
 

Vụ tai nạn trực thăng nghiêm trọng ở trung tâm Manhattan hôm 10/6 đã nhấn mạnh mối nguy hiểm tiềm tàng, khi có quá nhiều trực thăng bay qua khu vực đông dân cư, New York Times cho biết. Trực thăng thường đi và đến từ 3 sân bay công cộng ở Manhattan, đưa đón các quan chức chính phủ và khách du lịch tham quan thành phố.
Vụ tai nạn hôm 10/6 là tai nạn thứ 2 liên quan đến trực thăng trong vòng chưa đầy một tháng. Đây là sự cố hàng không gây chết người mới nhất ở trung tâm Manhattan trong 20 năm qua.
Hiem hoa tai nan khi truc thang bay day dac o New York
Hiện trường vụ tai nạn trực thăng ở trung tâm Manhattan hôm 10/6. Ảnh: New York Daily News. 
Chỉ có phi công trên máy bay khi chiếc trực thăng đâm vào nóc tòa nhà 787 Seventh Avenue. Theo các quan chức, phi công đã tử nạn. Tai nạn trực thăng tồi tệ nhất xảy ra vào năm ngoái, khi chiếc trực thăng không cửa sổ chở theo 5 người để chụp ảnh thành phố. 
Chiếc trực thăng bất ngờ mất điện khi bay qua Công viên Trung tâm và phi công quyết định hạ cánh xuống sông Đông. Dù phi công đã kích hoạt phao nổi, nhưng trực thăng vẫn lật nghiêng và nhanh chóng chìm xuống nước.
Hành khách bị kẹt vào dây an toàn và chết đuối. Chỉ có phi công sống sót vì không vướng vào dây an toàn. Năm 2011, một trực thăng rơi xuống sông Đông ngay sau khi cất cánh khiến 3 hành khách thiệt mạng.
Năm 2009, hai trực thăng va chạm nhau trên không và rơi xuống sông Hudson khiến 9 người thiệt mạng. Cục Hàng không Liên bang Mỹ buộc phải ra quy định mới thắt chặt hơn nữa các chuyến bay trực thăng nội địa.
Tần suất sử dụng trực thăng ở New York cũng được hạn chế những năm gần đây. Trước đó, hơn 60.000 chuyến bay mỗi năm cất cánh từ 3 sân bay công cộng ở thành phố. Tuy nhiên, năm 2016 chính quyền thành phố đã đạt được thỏa hiệp với các nhà khai thác để giảm một nửa chuyến bay ở thành phố.
Các cư dân ở Manhattan, Brooklyn, Queens và East End of Long Island đã phàn nàn trong nhiều năm về tiếng ồn và khói do trực thăng tạo ra. “Thành phố cần phải quyết định xem lợi ích kinh tế hay việc đi lại dễ dàng của người dân có đáng để mạo hiểm hay không”, Keith Adrian Benepe, cựu quan chức thành phố nói với New York Times vào tháng trước.
Sau vụ tai nạn hôm 10/6, ông Benepe đã chỉ trích Thị trưởng Bill de Blasio và Thống đốc Andrew M. Cuomo vì đã không hành động để giảm tần suất sử dụng trực thăng ở New York. Tuy vậy, Thống đốc Cuomo nói rằng trực thăng là một phần quan trọng của hệ thống giao thông New York.
Theo Trung Hiếu/Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)