Ông Alexei Podberezkin - người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chính trị - Quân sự (MGIMO) của Nga cho biết các hệ thống pháo phản lực dẫn đường (MLRS) HIMARS Ukraine không phải là một mối lo ngại với lực lượng nước này.Theo chuyên gia này, loại pháo BM-27 Uragan, một mẫu pháo thời Liên Xô do Nga sản xuất sở hữu hiệu suất khai hỏa vượt trội so với hệ thống HIMARS.“Chúng tôi có hệ thống BM-27 Uragan với uy lực lớn, chúng không hề tệ hơn, thậm chí còn tốt hơn pháo M142 HIMARS, vì vậy vũ khí mà Mỹ cung cấp cho Ukraine không có gì đặc biệt”, ông Alexei cho biết trên ấn phẩm PolitExpert.Dù khẳng định như vậy, trên thực tế các thông số kỹ chiến thuật cơ bản của M142 HIMARS đều vượt trội về mọi mặt so với BM-27 Uragan.Pháo phản lực phóng loạt BM-27 Uragan chính thức phục vụ trong quân đội Nga từ năm 1975, là thế hệ nâng cấp tiếp theo của mẫu pháo BM-21 Grad nổi tiếng.BM-27 Uragan được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu quân sự trên diện rộng như cụm trú quân, chốt chỉ huy, kho tàng bến bãi, phương tiện bọc thép, các đơn vị tên lửa phòng không, bãi đáp trực thăng... của đối phương.Hệ thống pháo phản lực phóng loạt này bao gồm 16 ống phóng tên lửa cỡ nòng 220 mm, được lắp đặt trên khung gầm xe tải việt dã hoán cải từ xe ZIL-135 8x8.Hệ thống MLRS BM-27 Uragan có thể bắn nhiều loại đạn bao gồm: đạn huấn luyện, đạn nổ phá mảnh, đạn hóa học, đạn nhiệt áp, đạn chùm với chức năng chống tăng và chống bộ binh.BM-27 Uragan có tầm bắn tối đa lên tới 35km, khả năng khai hỏa liên tục 20 giây, thời gian nạp đạn từ 15 - 20 phút và có thể gây sát thương lên vùng diện tích 4,3 hecta.Thời gian chuyển từ chế độ hành quân sang chế độ khai hỏa chỉ mất 3 phút, cùng thiết kế đặt trên xe việt dã 8x8 bánh giúp hệ thống này có độ cơ động cao trên chiến trường.Lợi thế cơ động của BM-27 Uragan được đánh giá rất cao, bởi hệ thống này có thể được vận chuyển, khai hỏa và rút lui cực nhanh, tránh gặp phải các cuộc phản công sau khi khai hỏa, nhất là trên các chiến trường hiện đại.Phía Nga cho biết, họ cũng đã nghiên cứu phát triển một loại đạn dẫn đường thế hệ mới, giúp BM - 27 Uragan có hiệu suất tiệm cận với BM - 30. Tuy nhiên cho tới hiện tại, loại pháo này vẫn sử dụng đạn tiêu chuẩn tại Ukraine.BM - 27 Uragan vẫn là hệ thống MLRS do Liên Xô sản xuất, vì vậy hệ thống này sử dụng nguyên lý khai hỏa diện rộng nhằm tiêu diệt mục tiêu, một phần cũng do vẫn sử dụng các loại tên lửa có độ chính xác thấp. Ngoài ra, tầm bắn của loại pháo này vẫn còn khá hạn chế.Trong khi đó, hệ thống M142 HIMARS lại sở hữu tầm bắn 70 - 80km, lại sử dụng loại đạn độ chính xác cao, dễ dàng tấn công chính xác mục tiêu mà lại tiêu tốn ít đạn dược, từ đó giảm tổng số đạn cần trang bị.Ngoài ra, phía Ukraine cũng sở hữu pháo BM-27, tuy nhiên họ lại chẳng hề coi trọng hệ thống vũ khí này. Ngược lại, quân đội Ukraine liên tiếp tán dương hiệu năng của HIMARS trên chiến trường, thể hiện rõ ràng kết quả so sánh của hai hệ thống.
Ông Alexei Podberezkin - người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chính trị - Quân sự (MGIMO) của Nga cho biết các hệ thống pháo phản lực dẫn đường (MLRS) HIMARS Ukraine không phải là một mối lo ngại với lực lượng nước này.
Theo chuyên gia này, loại pháo BM-27 Uragan, một mẫu pháo thời Liên Xô do Nga sản xuất sở hữu hiệu suất khai hỏa vượt trội so với hệ thống HIMARS.
“Chúng tôi có hệ thống BM-27 Uragan với uy lực lớn, chúng không hề tệ hơn, thậm chí còn tốt hơn pháo M142 HIMARS, vì vậy vũ khí mà Mỹ cung cấp cho Ukraine không có gì đặc biệt”, ông Alexei cho biết trên ấn phẩm PolitExpert.
Dù khẳng định như vậy, trên thực tế các thông số kỹ chiến thuật cơ bản của M142 HIMARS đều vượt trội về mọi mặt so với BM-27 Uragan.
Pháo phản lực phóng loạt BM-27 Uragan chính thức phục vụ trong quân đội Nga từ năm 1975, là thế hệ nâng cấp tiếp theo của mẫu pháo BM-21 Grad nổi tiếng.
BM-27 Uragan được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu quân sự trên diện rộng như cụm trú quân, chốt chỉ huy, kho tàng bến bãi, phương tiện bọc thép, các đơn vị tên lửa phòng không, bãi đáp trực thăng... của đối phương.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt này bao gồm 16 ống phóng tên lửa cỡ nòng 220 mm, được lắp đặt trên khung gầm xe tải việt dã hoán cải từ xe ZIL-135 8x8.
Hệ thống MLRS BM-27 Uragan có thể bắn nhiều loại đạn bao gồm: đạn huấn luyện, đạn nổ phá mảnh, đạn hóa học, đạn nhiệt áp, đạn chùm với chức năng chống tăng và chống bộ binh.
BM-27 Uragan có tầm bắn tối đa lên tới 35km, khả năng khai hỏa liên tục 20 giây, thời gian nạp đạn từ 15 - 20 phút và có thể gây sát thương lên vùng diện tích 4,3 hecta.
Thời gian chuyển từ chế độ hành quân sang chế độ khai hỏa chỉ mất 3 phút, cùng thiết kế đặt trên xe việt dã 8x8 bánh giúp hệ thống này có độ cơ động cao trên chiến trường.
Lợi thế cơ động của BM-27 Uragan được đánh giá rất cao, bởi hệ thống này có thể được vận chuyển, khai hỏa và rút lui cực nhanh, tránh gặp phải các cuộc phản công sau khi khai hỏa, nhất là trên các chiến trường hiện đại.
Phía Nga cho biết, họ cũng đã nghiên cứu phát triển một loại đạn dẫn đường thế hệ mới, giúp BM - 27 Uragan có hiệu suất tiệm cận với BM - 30. Tuy nhiên cho tới hiện tại, loại pháo này vẫn sử dụng đạn tiêu chuẩn tại Ukraine.
BM - 27 Uragan vẫn là hệ thống MLRS do Liên Xô sản xuất, vì vậy hệ thống này sử dụng nguyên lý khai hỏa diện rộng nhằm tiêu diệt mục tiêu, một phần cũng do vẫn sử dụng các loại tên lửa có độ chính xác thấp. Ngoài ra, tầm bắn của loại pháo này vẫn còn khá hạn chế.
Trong khi đó, hệ thống M142 HIMARS lại sở hữu tầm bắn 70 - 80km, lại sử dụng loại đạn độ chính xác cao, dễ dàng tấn công chính xác mục tiêu mà lại tiêu tốn ít đạn dược, từ đó giảm tổng số đạn cần trang bị.
Ngoài ra, phía Ukraine cũng sở hữu pháo BM-27, tuy nhiên họ lại chẳng hề coi trọng hệ thống vũ khí này. Ngược lại, quân đội Ukraine liên tiếp tán dương hiệu năng của HIMARS trên chiến trường, thể hiện rõ ràng kết quả so sánh của hai hệ thống.