Liên Xô trước kia và Nga ngày nay luôn là những quốc gia tiên phong trong phát triển và sử dụng pháo phản lực phóng loạt (MRLS); hiện Quân đội Nga trang bị ba loại pháo phản lực với 3 cỡ nòng cơ bản là 122 mm, 220 mm và 300 mm.Tuy nhiên Quân đội Mỹ và NATO không "nghiện" pháo phản lực phóng loạt như các chỉ huy Quân đội Liên Xô/Nga; họ chỉ phát triển và sử dụng một hệ thống MRLS có cỡ nòng duy nhất là loại 227mm, để tiện cho công tác bảo đảm kỹ thuật và hậu cần trong chiến đấu.Mới đây, Tạp chí Quốc phòng Ukraine đã công bố hệ thống pháo phản lực phóng loạt 227mm M270 do Mỹ sản xuất, đồng thời quay một video quảng cáo cho hệ thống này để nâng cao tinh thần cả binh sĩ và quần chúng nhân dân. Như vậy, hệ thống MRLS của phương Tây, đã chính thức có mặt tại chiến trường Ukraine.Tuy nhiên xe phóng tên lửa M270 không phải do Mỹ cung cấp, mà do Quân đội Anh viện trợ, được rút từ biên chế chiến đấu của Quân đội Anh; đồng thời xe vận tải bọc thép FV103 Spartan cũng được cung cấp cho Ukraine, làm xe hộ tống và xe chỉ huy của các đơn vị M270.Theo báo cáo, hệ thống phóng tên lửa M270 đưa vào thực chiến ở chiến trường Ukraine; chính hệ thống MRLS hạng nặng kiểu bánh xích này, là tiền thân của hệ thống tên lửa cơ động M142 HIMARS, nhưng hỏa lực của M270 gấp đôi HIMARS, do vậy hiệu quả chiến đấu cao hơn. Xe chiến đấu M270 do tập đoàn Vought của Mỹ sản xuất và được trang bị cho quân đội Mỹ vào năm 1983. Tháng 5 năm 1983, theo thỏa thuận với Mỹ, Pháp, Đức, Anh và Ý cùng sản xuất loại bệ phóng tên lửa này và trở thành vũ khí tiêu chuẩn của NATO, và đây là loại MLRS duy nhất trong khối quân sự này.Ngoài mốt số quốc gia NATO, MRLS M270 hiện đã được trang bị cho các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, New Zealand, Australia, Saudi Arabia và Israel. Tổng số lượng sản xuất vượt quá 1.000 xe phóng. Là thiết kế đi sau nhiều các MRLS của Liên Xô, nhưng thiết kế đột phá nhất của M270 chính là sử dụng hệ thống nạp đạn kiểu modul 6 đạn phản lực hoặc 1 (2) tên lửa chiến thuật (tùy theo tầm bắn), được đóng gói trong một modul phóng kiểu thùng chứa, có thể dễ dàng nạp vào giá phóng đạn của M270. Ưu điểm của MRLS là tốc độ bắn rất nhanh, nhưng nhược điểm của nó là thời gian nạp đạn rất chậm. Tuy nhiên với MRLS M270, đạn được nạp sẵn vào các modul từ trước; nên khi nạp đạn lại, pháo thủ thay modul đạn đã nạp sẵn 6 quả, nên thời gian nạp đạn được rút ngắn.Cùng đẳng cấp với MRLS M270 của Mỹ là bệ phóng tên lửa tầm xa BM-30 Smerch của Liên Xô/Nga; tuy cỡ nòng, tầm bắn và uy lực mạnh hơn M270, nhưng do vẫn phải nạp đạn rời, nên thời gian nạp đạn rất dài và nó không thuận tiện lắm khi sử dụng.Không khó có thể nhận ra M270 nhờ nạp đạn trước vào các khay đạn, nên việc nạp đạn sau mỗi lần bắn nhanh hơn rất nhiều so với các loại MRLS của Liên Xô/Nga. Hơn nữa, đạn dự phòng của M270 được nạp sẵn tại hậu cứ, nên xong mỗi loạt bắn, việc nạp đạn diễn ra hết sức thuận lợi và không tốn sức của pháo thủ. Quân đội Mỹ đôi khi gọi MLRS M270 là "khẩu súng ngắn cá nhân của chỉ huy". Quân đội Anh lấy biệt danh cho "hệ thống rà phá 1 km vuông" vì những viên đạn mà nó bắn ra có thể phá hủy hoàn toàn một khu vực rộng 1 km vuông.MRLS M270 bắn đạn M31 có điều khiển, có tầm bắn lên tới 70 km, vì vậy các binh sĩ mệnh danh nó là "súng bắn tỉa có tầm bắn 70 km". Biệt danh nổi tiếng nhất được đặt trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, khi binh lính Iraq đã bị những "cơn mưa đạn thép" từ MRLS M270, thể hiện sức mạnh kinh hoàng. Trên thực tế, sau khi MRLS M270 sử dụng hệ thống nạp đạn modul, cả Trung Quốc và Nga đều nhận thấy lợi ích của thiết kế này. Trung Quốc với tinh thần "học hỏi cao", đã phát triển và lắp đặt hàng loạt hệ thống MRLS nạp đạn kiểu modul như MRLS M270, nâng cao sức mạnh rất nhiều của pháo phản lực phóng loạt.Ví dụ, MRLS có bắn đạn dẫn đường tầm xa PHL-191 mới nhất, sử dụng thiết kế modul 8 ống 370mm của Trung Quốc đã được triển khai ở Quân khu Đông và Tây. Trước đó, loại MRLS loại lớn PHL03 (sao chép BM-27 của Liên Xô) mới lần đầu đưa vào biên chế, vẫn sử dụng thiết kế truyền thống kiểu Liên Xô. Những loại MRLS lớn của Trung Quốc với thiết kế modul như MRLS M270 của Mỹ, đều có thể nhanh chóng nạp đạn và phóng đạn trở lại, giúp tăng đáng kể mật độ hỏa lực và tầm bắn của nó cũng thuộc loại rất xa, nhưng mức độ chính xác rất kém (kể cả loại đạn có điều khiển).Còn các nhà thiết kế Nga, sau khi nhận ra những khiếm khuyết của MRLS của họ, Nga cũng đã phát triển một số MRLS kiểu modul như 9A52-4 Tornado, nhưng chưa bao giờ triển khai được quân đội. Do vậy, trong cuộc xung đột với Ukraine, thời gian tái nạp đạn cho các MRLS như BM-21, BM-27 hay BM-30 thường kéo dài, mất thời cơ tập trung hỏa lực.
Liên Xô trước kia và Nga ngày nay luôn là những quốc gia tiên phong trong phát triển và sử dụng pháo phản lực phóng loạt (MRLS); hiện Quân đội Nga trang bị ba loại pháo phản lực với 3 cỡ nòng cơ bản là 122 mm, 220 mm và 300 mm.
Tuy nhiên Quân đội Mỹ và NATO không "nghiện" pháo phản lực phóng loạt như các chỉ huy Quân đội Liên Xô/Nga; họ chỉ phát triển và sử dụng một hệ thống MRLS có cỡ nòng duy nhất là loại 227mm, để tiện cho công tác bảo đảm kỹ thuật và hậu cần trong chiến đấu.
Mới đây, Tạp chí Quốc phòng Ukraine đã công bố hệ thống pháo phản lực phóng loạt 227mm M270 do Mỹ sản xuất, đồng thời quay một video quảng cáo cho hệ thống này để nâng cao tinh thần cả binh sĩ và quần chúng nhân dân. Như vậy, hệ thống MRLS của phương Tây, đã chính thức có mặt tại chiến trường Ukraine.
Tuy nhiên xe phóng tên lửa M270 không phải do Mỹ cung cấp, mà do Quân đội Anh viện trợ, được rút từ biên chế chiến đấu của Quân đội Anh; đồng thời xe vận tải bọc thép FV103 Spartan cũng được cung cấp cho Ukraine, làm xe hộ tống và xe chỉ huy của các đơn vị M270.
Theo báo cáo, hệ thống phóng tên lửa M270 đưa vào thực chiến ở chiến trường Ukraine; chính hệ thống MRLS hạng nặng kiểu bánh xích này, là tiền thân của hệ thống tên lửa cơ động M142 HIMARS, nhưng hỏa lực của M270 gấp đôi HIMARS, do vậy hiệu quả chiến đấu cao hơn.
Xe chiến đấu M270 do tập đoàn Vought của Mỹ sản xuất và được trang bị cho quân đội Mỹ vào năm 1983. Tháng 5 năm 1983, theo thỏa thuận với Mỹ, Pháp, Đức, Anh và Ý cùng sản xuất loại bệ phóng tên lửa này và trở thành vũ khí tiêu chuẩn của NATO, và đây là loại MLRS duy nhất trong khối quân sự này.
Ngoài mốt số quốc gia NATO, MRLS M270 hiện đã được trang bị cho các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, New Zealand, Australia, Saudi Arabia và Israel. Tổng số lượng sản xuất vượt quá 1.000 xe phóng.
Là thiết kế đi sau nhiều các MRLS của Liên Xô, nhưng thiết kế đột phá nhất của M270 chính là sử dụng hệ thống nạp đạn kiểu modul 6 đạn phản lực hoặc 1 (2) tên lửa chiến thuật (tùy theo tầm bắn), được đóng gói trong một modul phóng kiểu thùng chứa, có thể dễ dàng nạp vào giá phóng đạn của M270.
Ưu điểm của MRLS là tốc độ bắn rất nhanh, nhưng nhược điểm của nó là thời gian nạp đạn rất chậm. Tuy nhiên với MRLS M270, đạn được nạp sẵn vào các modul từ trước; nên khi nạp đạn lại, pháo thủ thay modul đạn đã nạp sẵn 6 quả, nên thời gian nạp đạn được rút ngắn.
Cùng đẳng cấp với MRLS M270 của Mỹ là bệ phóng tên lửa tầm xa BM-30 Smerch của Liên Xô/Nga; tuy cỡ nòng, tầm bắn và uy lực mạnh hơn M270, nhưng do vẫn phải nạp đạn rời, nên thời gian nạp đạn rất dài và nó không thuận tiện lắm khi sử dụng.
Không khó có thể nhận ra M270 nhờ nạp đạn trước vào các khay đạn, nên việc nạp đạn sau mỗi lần bắn nhanh hơn rất nhiều so với các loại MRLS của Liên Xô/Nga. Hơn nữa, đạn dự phòng của M270 được nạp sẵn tại hậu cứ, nên xong mỗi loạt bắn, việc nạp đạn diễn ra hết sức thuận lợi và không tốn sức của pháo thủ.
Quân đội Mỹ đôi khi gọi MLRS M270 là "khẩu súng ngắn cá nhân của chỉ huy". Quân đội Anh lấy biệt danh cho "hệ thống rà phá 1 km vuông" vì những viên đạn mà nó bắn ra có thể phá hủy hoàn toàn một khu vực rộng 1 km vuông.
MRLS M270 bắn đạn M31 có điều khiển, có tầm bắn lên tới 70 km, vì vậy các binh sĩ mệnh danh nó là "súng bắn tỉa có tầm bắn 70 km". Biệt danh nổi tiếng nhất được đặt trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, khi binh lính Iraq đã bị những "cơn mưa đạn thép" từ MRLS M270, thể hiện sức mạnh kinh hoàng.
Trên thực tế, sau khi MRLS M270 sử dụng hệ thống nạp đạn modul, cả Trung Quốc và Nga đều nhận thấy lợi ích của thiết kế này. Trung Quốc với tinh thần "học hỏi cao", đã phát triển và lắp đặt hàng loạt hệ thống MRLS nạp đạn kiểu modul như MRLS M270, nâng cao sức mạnh rất nhiều của pháo phản lực phóng loạt.
Ví dụ, MRLS có bắn đạn dẫn đường tầm xa PHL-191 mới nhất, sử dụng thiết kế modul 8 ống 370mm của Trung Quốc đã được triển khai ở Quân khu Đông và Tây. Trước đó, loại MRLS loại lớn PHL03 (sao chép BM-27 của Liên Xô) mới lần đầu đưa vào biên chế, vẫn sử dụng thiết kế truyền thống kiểu Liên Xô.
Những loại MRLS lớn của Trung Quốc với thiết kế modul như MRLS M270 của Mỹ, đều có thể nhanh chóng nạp đạn và phóng đạn trở lại, giúp tăng đáng kể mật độ hỏa lực và tầm bắn của nó cũng thuộc loại rất xa, nhưng mức độ chính xác rất kém (kể cả loại đạn có điều khiển).
Còn các nhà thiết kế Nga, sau khi nhận ra những khiếm khuyết của MRLS của họ, Nga cũng đã phát triển một số MRLS kiểu modul như 9A52-4 Tornado, nhưng chưa bao giờ triển khai được quân đội. Do vậy, trong cuộc xung đột với Ukraine, thời gian tái nạp đạn cho các MRLS như BM-21, BM-27 hay BM-30 thường kéo dài, mất thời cơ tập trung hỏa lực.