Không ai có thể ngờ rằng, sau hàng chục năm chủ trương hiện đại hóa quân sự trên toàn thế giới, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã kéo dài gần nửa năm và pháo binh “cổ lỗ” vẫn đang giữ vai trò chủ đạo của cả hai bên.Chiến thuật của Quân đội Nga bây giờ không khác gì những gì họ đã làm trong Thế chiến thứ hai, đó là dùng hỏa lực pháo lớn bắn phá liên tục vào các trận địa phòng ngự của Quân đội Ukraine trên mặt trận Donbass với phương châm "làm mềm chiến trường".Sự đổi mới của Quân đội Nga đó là sử dụng máy bay không người lái để dẫn đường cho pháo binh của mình; đồng thời khả năng cơ động pháo binh của Quân đội Ukraine rất kém, nên chiến lược sử dụng pháo binh của Quân đội Nga rất hiệu quả.Loại lựu pháo xe kéo M777 do Mỹ viện trợ cho Ukraine, lần lượt bị pháo phản lực và các loại pháo khác của Nga phá hủy do không đủ khả năng cơ động. Điều này dẫn đến một hậu quả không lường trước được. Chính vì điều này, càng thúc đẩy Quân đội Mỹ ngày càng quyết tâm hơn, trong việc thay thế các loại pháo xe kéo và pháo tự hành bánh xích, bằng pháo tự hành bánh hơi có khả năng cơ động cao; ví dụ như pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp.Viện nghiên cứu Chiến tranh cho biết, Mỹ đã chuyển 126 khẩu pháo xe kéo 155mm M777 và khoảng 260.000 viên đạn cho Ukraine. Theo kế hoạch hỗ trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine, bao gồm 18 khẩu M777 cùng 36.000 viên đạn 155mm và 18 hệ thống tên lửa cơ động M142 HIMARS. Ngoài ra, Anh, Canada, Australia và các quốc gia khác cũng đã cung cấp cho Ukraine một số lượng nhỏ pháo kéo M777. Có thể nói, những khẩu pháo cỡ lớn này, thời gian đầu đã phần nào giúp Quân đội Ukraine chặn được đà sa sút.Thậm chí với pháo M777, Quân đội Ukraine còn tung ra được một số đòn phản công hiệu quả. Kết quả này khiến lãnh đạo chính quyền và Quân đội Ukraine cũng như truyền thông phương Tây lạc quan coi pháo M777 là vũ khí "thay đổi cục diện chiến trường".Nhưng "ngày vui ngắn chẳng tày gang", sau khi Quân đội Nga dần "bắt bài" với tính năng và chiến thuật của các loại vũ khí mới của Ukraine, những "siêu pháo" M777 bắt đầu bị hỏa lực Quân đội Nga phá hủy liên tục. Lý do là những khẩu pháo lựu M777 của Quân đội Ukraine cần được thiết bị trận địa khi bắn và khi di chuyển, phải dùng ô tô kéo để rời khỏi khu vực trận địa bắn. Do vậy trước kỹ thuật phản pháo nhanh chóng của Quân đội Nga, nhiều khẩu M777 đã không còn "cơ hội" rời vị trí.So với lựu pháo xe kéo M777 do Mỹ cung cấp, pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp và lựu pháo tự hành bánh xích AHS Krab do Ba Lan cung cấp, đều có hỏa lực pháo 155mm, tương đương với M777 của Mỹ.Tuy nhiên những khẩu pháo tự hành đều có khả năng cơ động cao để tiếp nhận và xác định thông tin về mục tiêu, phát động tấn công sau một thời gian ngắn và di chuyển nhanh chóng; những yếu tố đó đã giảm đáng kể xác suất bị trúng pháo phản công.Theo quan điểm của điều này, Quân đội Mỹ đã ưu tiên mua các thiết bị, vũ khí gắn trên xe chiến đấu Stryker, vốn là xe tiêu chuẩn 8×8 bánh cho cuộc cải cách quân sự của Quân đội Mỹ. Tuy nhiên họ đã gặp khó khăn, do thiếu hỏa lực hạng nặng, phù hợp với tốc độ hành quân của các đơn vị Stryker. Do hạn chế của bản thân xe bọc thép Stryker và giữ tính cơ động cao, nên xe Stryker chỉ có thể lắp pháo cỡ nòng đến 105mm. Ví dụ phiên bản thiết giáp Stryker M1128 MGS, được trang bị hỏa lực mạnh nhất là pháo 105mm, chỉ tương đương với xe tăng chiến đấu chủ lực như M60 hay T-54.Nếu cần sự yểm trợ của pháo cỡ nòng lớn hơn, nó chỉ có thể được trang bị M777, loại pháo đang tụt hậu về khả năng cơ động. Để khắc phục, Quân đội Mỹ đã nghiên cứu một số hệ thống pháo cơ động cao của nước ngoài, như pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp và pháo tự hành Archer của Anh.Tuy nhiên, bất chấp việc Quân đội Mỹ tuyên bố vào năm 2018 sẽ thay thế các loại pháo xe kéo 105mm và 155mm hiện có của họ, bằng các loại pháo di động 155mm; nhưng chính bản thân Quân đội Mỹ, sau khi đã thử nghiệm các phiên bản pháo tự hành bánh hơi từ năm 2019, cũng không phát triển thêm.Khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, sau khi Quân đội Mỹ phát hiện ra rằng, pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp, phát huy tốt tính năng kỹ chiến thuật ở chiến trường Ukraine hơn nhiều lần pháo M777, có vẻ như Quân đội Mỹ cũng đã chuyển ý định mua trực tiếp.Xét cho cùng, theo kinh nghiệm và bài học của Quân đội Mỹ trong việc phát triển vũ khí trong những thập kỷ gần đây, rất nhiều loại được xem là vũ khí của tương lai, nhưng sau khi thử nghiệm thực tế, đã đem lại những thất vọng ghê gớm; vừa lãng phí thời gian, tiền bạc, vừa ít hiệu quả hơn so với việc mua trực tiếp thành phẩm từ nước ngoài.
Không ai có thể ngờ rằng, sau hàng chục năm chủ trương hiện đại hóa quân sự trên toàn thế giới, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã kéo dài gần nửa năm và pháo binh “cổ lỗ” vẫn đang giữ vai trò chủ đạo của cả hai bên.
Chiến thuật của Quân đội Nga bây giờ không khác gì những gì họ đã làm trong Thế chiến thứ hai, đó là dùng hỏa lực pháo lớn bắn phá liên tục vào các trận địa phòng ngự của Quân đội Ukraine trên mặt trận Donbass với phương châm "làm mềm chiến trường".
Sự đổi mới của Quân đội Nga đó là sử dụng máy bay không người lái để dẫn đường cho pháo binh của mình; đồng thời khả năng cơ động pháo binh của Quân đội Ukraine rất kém, nên chiến lược sử dụng pháo binh của Quân đội Nga rất hiệu quả.
Loại lựu pháo xe kéo M777 do Mỹ viện trợ cho Ukraine, lần lượt bị pháo phản lực và các loại pháo khác của Nga phá hủy do không đủ khả năng cơ động. Điều này dẫn đến một hậu quả không lường trước được.
Chính vì điều này, càng thúc đẩy Quân đội Mỹ ngày càng quyết tâm hơn, trong việc thay thế các loại pháo xe kéo và pháo tự hành bánh xích, bằng pháo tự hành bánh hơi có khả năng cơ động cao; ví dụ như pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp.
Viện nghiên cứu Chiến tranh cho biết, Mỹ đã chuyển 126 khẩu pháo xe kéo 155mm M777 và khoảng 260.000 viên đạn cho Ukraine. Theo kế hoạch hỗ trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine, bao gồm 18 khẩu M777 cùng 36.000 viên đạn 155mm và 18 hệ thống tên lửa cơ động M142 HIMARS.
Ngoài ra, Anh, Canada, Australia và các quốc gia khác cũng đã cung cấp cho Ukraine một số lượng nhỏ pháo kéo M777. Có thể nói, những khẩu pháo cỡ lớn này, thời gian đầu đã phần nào giúp Quân đội Ukraine chặn được đà sa sút.
Thậm chí với pháo M777, Quân đội Ukraine còn tung ra được một số đòn phản công hiệu quả. Kết quả này khiến lãnh đạo chính quyền và Quân đội Ukraine cũng như truyền thông phương Tây lạc quan coi pháo M777 là vũ khí "thay đổi cục diện chiến trường".
Nhưng "ngày vui ngắn chẳng tày gang", sau khi Quân đội Nga dần "bắt bài" với tính năng và chiến thuật của các loại vũ khí mới của Ukraine, những "siêu pháo" M777 bắt đầu bị hỏa lực Quân đội Nga phá hủy liên tục.
Lý do là những khẩu pháo lựu M777 của Quân đội Ukraine cần được thiết bị trận địa khi bắn và khi di chuyển, phải dùng ô tô kéo để rời khỏi khu vực trận địa bắn. Do vậy trước kỹ thuật phản pháo nhanh chóng của Quân đội Nga, nhiều khẩu M777 đã không còn "cơ hội" rời vị trí.
So với lựu pháo xe kéo M777 do Mỹ cung cấp, pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp và lựu pháo tự hành bánh xích AHS Krab do Ba Lan cung cấp, đều có hỏa lực pháo 155mm, tương đương với M777 của Mỹ.
Tuy nhiên những khẩu pháo tự hành đều có khả năng cơ động cao để tiếp nhận và xác định thông tin về mục tiêu, phát động tấn công sau một thời gian ngắn và di chuyển nhanh chóng; những yếu tố đó đã giảm đáng kể xác suất bị trúng pháo phản công.
Theo quan điểm của điều này, Quân đội Mỹ đã ưu tiên mua các thiết bị, vũ khí gắn trên xe chiến đấu Stryker, vốn là xe tiêu chuẩn 8×8 bánh cho cuộc cải cách quân sự của Quân đội Mỹ. Tuy nhiên họ đã gặp khó khăn, do thiếu hỏa lực hạng nặng, phù hợp với tốc độ hành quân của các đơn vị Stryker.
Do hạn chế của bản thân xe bọc thép Stryker và giữ tính cơ động cao, nên xe Stryker chỉ có thể lắp pháo cỡ nòng đến 105mm. Ví dụ phiên bản thiết giáp Stryker M1128 MGS, được trang bị hỏa lực mạnh nhất là pháo 105mm, chỉ tương đương với xe tăng chiến đấu chủ lực như M60 hay T-54.
Nếu cần sự yểm trợ của pháo cỡ nòng lớn hơn, nó chỉ có thể được trang bị M777, loại pháo đang tụt hậu về khả năng cơ động. Để khắc phục, Quân đội Mỹ đã nghiên cứu một số hệ thống pháo cơ động cao của nước ngoài, như pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp và pháo tự hành Archer của Anh.
Tuy nhiên, bất chấp việc Quân đội Mỹ tuyên bố vào năm 2018 sẽ thay thế các loại pháo xe kéo 105mm và 155mm hiện có của họ, bằng các loại pháo di động 155mm; nhưng chính bản thân Quân đội Mỹ, sau khi đã thử nghiệm các phiên bản pháo tự hành bánh hơi từ năm 2019, cũng không phát triển thêm.
Khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, sau khi Quân đội Mỹ phát hiện ra rằng, pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp, phát huy tốt tính năng kỹ chiến thuật ở chiến trường Ukraine hơn nhiều lần pháo M777, có vẻ như Quân đội Mỹ cũng đã chuyển ý định mua trực tiếp.
Xét cho cùng, theo kinh nghiệm và bài học của Quân đội Mỹ trong việc phát triển vũ khí trong những thập kỷ gần đây, rất nhiều loại được xem là vũ khí của tương lai, nhưng sau khi thử nghiệm thực tế, đã đem lại những thất vọng ghê gớm; vừa lãng phí thời gian, tiền bạc, vừa ít hiệu quả hơn so với việc mua trực tiếp thành phẩm từ nước ngoài.