1. Everest: Everest là ngọn núi cao nhất Trái đất, với đỉnh cao 8.848 mét so với mực nước biển. Ngọn núi này nằm ở biên giới giữa vùng Sagarmatha, Nepal và Tây Tạng, Trung Quốc, và là một phần của dãy núi Himalaya. (Nguồn ảnh: WL)2. K2: K2 là ngọn núi cao thứ hai thế giới, sau đỉnh Everest. Nó nằm ở biên giới giữa Baltistan, thuộc vùng Gilgit–Baltistan của Pakistan và huyện tự trị Taxkorgan Tajik của Tân Cương, Trung Quốc. Với độ cao tối đa 8.611 m, K2 là điểm cao nhất của dãy Karakoram và là điểm cao nhất ở Pakistan.3. Kangchenjunga, nằm trên ranh giới giữa Nepal và bang Sikkim của Ấn Độ, là ngọn núi cao thứ 3 trên thế giới với độ cao 8.586 m.4. Lhotse: Nằm ở biên giới giữa Tây Tạng (Trung Quốc) và vùng Khumbu của Nepal, Lhotse là ngọn núi cao thứ 4 trên trái đất. Điểm cao nhất nằm ở độ cao 8.516 mét so với mực nước biển.5. Makalu là ngọn núi cao thứ 5 trên thế giới với độ cao 8.481 mét và nằm cách đỉnh Everest 19 km về phía đông nam, trên biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Makalu là một đỉnh núi biệt lập có hình dạng là kim tự tháp bốn mặt.6. Cho Oyu, nằm ở biên giới Tây Tạng-Nepal, là ngọn núi cao thứ 6 trên thế giới với độ cao 8.201 mét so với mực nước biển.7. Dhaulagiri (Núi Trắng) là ngọn núi cao thứ 7 trên thế giới và cao khoảng 8.167 mét. Nằm ở phía bắc miền trung Nepal, Dhaulagiri là nơi có khung cảnh thiên nhiên vô cùng ấn tượng.8. Manaslu là ngọn núi cao thứ 8 trên thế giới và nằm ở dãy Mansiri Himal, một phần của dãy Himalaya thuộc Nepal, ở phía tây trung tâm của Nepal. Tên của nó có nghĩa là “Núi của Thần”. Toshio Imanishi và Gyalzen Norbu, thành viên của một đoàn thám hiểm Nhật Bản, là những người đầu tiên leo lên núi Manaslu vào ngày 9/5/1956.9. Nanga Parbat, nằm ở Diamir, vùng Gilgit-Baltistan của Pakistan, là ngọn núi cao thứ 9 trên thế giới, với độ cao 8.126 mét. Trong nửa đầu thế kỷ 20, nó được biết đến với cái tên "Núi sát thủ" vì chặng đường leo lên đỉnh núi này từng rất nguy hiểm. Tuy nhiên hiện nay, việc leo núi đã bớt nguy hiểm hơn nhưng vẫn rất khó khăn.10. Annapurna là một phần của dãy Himalaya ở phía bắc miền trung Nepal. Đó là một chuỗi các đỉnh núi, đỉnh cao nhất được gọi là Annapurna I với chiều cao lên tới 8.091 mét. Các đỉnh núi của nó là một trong những nơi nguy hiểm nhất để leo lên trên thế giới.>>> Mời độc giả xem thêm video: Giải mã hiện tượng núi lửa "phun" sét lên trời như ngày tận thế
1. Everest: Everest là ngọn núi cao nhất Trái đất, với đỉnh cao 8.848 mét so với mực nước biển. Ngọn núi này nằm ở biên giới giữa vùng Sagarmatha, Nepal và Tây Tạng, Trung Quốc, và là một phần của dãy núi Himalaya. (Nguồn ảnh: WL)
2. K2: K2 là ngọn núi cao thứ hai thế giới, sau đỉnh Everest. Nó nằm ở biên giới giữa Baltistan, thuộc vùng Gilgit–Baltistan của Pakistan và huyện tự trị Taxkorgan Tajik của Tân Cương, Trung Quốc. Với độ cao tối đa 8.611 m, K2 là điểm cao nhất của dãy Karakoram và là điểm cao nhất ở Pakistan.
3. Kangchenjunga, nằm trên ranh giới giữa Nepal và bang Sikkim của Ấn Độ, là ngọn núi cao thứ 3 trên thế giới với độ cao 8.586 m.
4. Lhotse: Nằm ở biên giới giữa Tây Tạng (Trung Quốc) và vùng Khumbu của Nepal, Lhotse là ngọn núi cao thứ 4 trên trái đất. Điểm cao nhất nằm ở độ cao 8.516 mét so với mực nước biển.
5. Makalu là ngọn núi cao thứ 5 trên thế giới với độ cao 8.481 mét và nằm cách đỉnh Everest 19 km về phía đông nam, trên biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Makalu là một đỉnh núi biệt lập có hình dạng là kim tự tháp bốn mặt.
6. Cho Oyu, nằm ở biên giới Tây Tạng-Nepal, là ngọn núi cao thứ 6 trên thế giới với độ cao 8.201 mét so với mực nước biển.
7. Dhaulagiri (Núi Trắng) là ngọn núi cao thứ 7 trên thế giới và cao khoảng 8.167 mét. Nằm ở phía bắc miền trung Nepal, Dhaulagiri là nơi có khung cảnh thiên nhiên vô cùng ấn tượng.
8. Manaslu là ngọn núi cao thứ 8 trên thế giới và nằm ở dãy Mansiri Himal, một phần của dãy Himalaya thuộc Nepal, ở phía tây trung tâm của Nepal. Tên của nó có nghĩa là “Núi của Thần”. Toshio Imanishi và Gyalzen Norbu, thành viên của một đoàn thám hiểm Nhật Bản, là những người đầu tiên leo lên núi Manaslu vào ngày 9/5/1956.
9. Nanga Parbat, nằm ở Diamir, vùng Gilgit-Baltistan của Pakistan, là ngọn núi cao thứ 9 trên thế giới, với độ cao 8.126 mét. Trong nửa đầu thế kỷ 20, nó được biết đến với cái tên "Núi sát thủ" vì chặng đường leo lên đỉnh núi này từng rất nguy hiểm. Tuy nhiên hiện nay, việc leo núi đã bớt nguy hiểm hơn nhưng vẫn rất khó khăn.
10. Annapurna là một phần của dãy Himalaya ở phía bắc miền trung Nepal. Đó là một chuỗi các đỉnh núi, đỉnh cao nhất được gọi là Annapurna I với chiều cao lên tới 8.091 mét. Các đỉnh núi của nó là một trong những nơi nguy hiểm nhất để leo lên trên thế giới.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Giải mã hiện tượng núi lửa "phun" sét lên trời như ngày tận thế