Vụ thử nghiệm thành công tên lửa phóng từ tàu ngầm (SLBM), mà Lầu Năm Góc gọi là KN-11, đã diễn ra ngày 21/12/2015 gần thành phố cảng Sinpo.
|
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un theo dõi vụ hử nghiệm thành công SLBM từ bệ phóng ngầm dưới nước hồi tháng 5/2015.
|
Vụ thử nghiệm thành công tên lửa KN-11 diễn ra sau vụ thử thất bại ngày 28/11/2015 làm hư hỏng tàu ngầm Gorae (Cá voi) của quân đội Triều Tiên.
Phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên đã không công bố công khai vụ thử nghiệm SLBM mới nhất này. Hồi tháng 5/2015, CHDCND Triều Tiên thông báo đã thử nghiệm thành công SLBM từ bệ phóng ngầm dưới nước.
Một quan chức cho biết sau khi thử nghiệm thành công SLBM, Triều Tiên cần ít nhất là một năm nữa mới có thể triển khai một tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân. Các nhà phân tích vẫn hoài nghi việc Triều Tiên có thể làm chủ các công nghệ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.
Các nhà phân tích quân sự cho biết việc thử nghiệm thành công SLBM là một bước tiến vợt bậc của quân đội Triều Tiên trong lĩnh vực khoa học quân sự.
CHDCND Triều Tiên đang xây dựng lực lượng tên lửa trong nỗ lực phát triển khả năng tấn công hạt nhân. Lực lượng tên lửa chiến lược hiện tại của Triều Tiên bao gồm các tên lửa tầm xa Taepodong . Để phát triển một lực lượng tên lửa có thể chống trả các đòn tấn công phủ đầu, CHDCND Triều Tiên phát triển một số ít tên lửa đạn đạo KN-08 cơ động và cũng đã phát triển tên lửa KN-11. Chương trình tên lửa phóng từ tàu ngầm (SLBM) của Triều Tiên lần đầu tiên bị tiết lộ trên tờ Washington Free Beacon vào tháng 8/2014. Các quan chức Mỹ dự đoán Triều Tiên sẽ làm chủ công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa vào cuối năm 1990 hoặc đầu năm 2000.
Nhà phân tích David Maxwell - một đại tá quân đội về hưu và là chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Georgetown - cho biết tàu ngầm tên lửa Triều Tiên có thể là một thách thức lớn đối với Mỹ và các nước đồng minh. Ông nói: “Nếu họ (CHDCND Triều Tiên) thành công trong việc trang bị SLBM cho một chiếc tàu ngầm có khả năng né tránh các biện pháp chống tàu ngầm tiên tiến, điều này có thể thay đổi cuộc chơi vì nó có thể mang lại cho Triều Tiên khả năng tấn công thứ hai trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân".
Cựu chuyên gia Tình báo Quân sự (DIA) chuyên về Triều Tiên Bruce Bechtol cho biết tên lửa phóng từ tàu ngầm mà Triều Tiên sử dụng trong các vụ thử nghiệm là một biến thể của tên lửa SS-N-6 do Nga chế tạo.
Hiện chưa rõ nguồn gốc của tàu ngầm tên lửa Gorae. Nó được cho là dựa trên một thiết kế của tàu ngầm lớp Golf II của Liên Xô cũ mà Triều Tiên có tin nói đã sở hữu từ những năm 1990.
Chuyên gia Rick Fisher, một nhà phân tích các vấn đề quân sự tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế, cho biết thử nghiệm mới nhất cho thấy Triều Tiên đang có tiến bộ trong chương trình SLBM. Ông nói: “Với khả năng phóng tên lửa SLBM, Bắc Triều Tiên sẽ có thêm nhiều lựa chọn hạt nhân chống lại Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ cũng như có thể xuất khẩu một loại vũ khí mới hủy diệt hàng loạt”. Iran có thể sẽ là một trong những khách hàng đầu tiên mua thiết kế SLBM của Triều Tiên.