Ngày 21/3, mọi người đã phát hiện ra lá cờ Trung Quốc trên lan can tàu Iro, con tàu chở dầu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản chìm vào tháng 3/1944.
Theo các nhà điều hành lặn ở Palau (đảo quốc nằm ở phía tây Thái Bình Dương), xác tàu này là một trong những địa điểm thu hút khách tham quan nhất bởi vì mọi người thường chỉ mất chừng 15 phút đi thuyền từ cảng chính ra tới chỗ tàu chìm.
|
Hành động cắm cờ Trung Quốc trên xác tàu chiến Nhật Bản một lần nữa làm quan hệ hai nước dậy sóng.
|
Tàu ngầm USS Tunny (của Hải quân Mỹ) đã tấn công Iro bằng một quả ngư lôi khi nó đang di chuyển từ Philippines tới Palau. Sau đó, tàu Nhật Bản được thả neo ở Urukthapel, gần Palau. Tuy nhiên, vào ngày 31/3/1944, Iro cùng tàu “chị em” là Sata một lần nữa bị tấn công và chìm xuống đáy biển. Xác tàu hiện nằm thẳng đứng dưới đáy biển sâu 40 mét .
Phản ứng trước việc này, một giáo viên về hưu Nhật Bản, đồng thời là Tổng thư ký Hội phổ biến lịch sử, ông Hiromichi Moteki cho biết, việc cắm cờ Trung Quốc lên xác tàu Nhật Bản là “hành động khiêu khích và thiếu suy nghĩ”. Tuy nhiên, ông không quá ngạc nhiên về việc làm này. “Tất nhiên, tôi có tức giận. Tuy nhiên, nó cũng không làm tôi quá bất ngờ. Tôi rất hi vọng, lá cờ đó bây giờ đã được tháo bỏ”, ông Moketi nói.
Vụ việc cũng gây nên làn sóng tranh cãi trên khắp diễn đàn mạng Trung Quốc. “Thể hiện cái gọi là niềm tự hào dân tộc bằng việc phá hoại cảnh đẹp và làm mất xấu đi hình ảnh Trung Quốc, tôi có thể nói rằng, họ (nhóm lặn đã cắm cờ Trung Quốc lên xác tàu Nhật Bản) là những người thua cuộc”, một cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ quan điểm về vụ việc trên mạng xã hội Weibo.
Phóng viên Bưu điện Hoa Nam đã không thể liên lạc với Cơ quan Quản lý Khách du lịch ở Palau (PVA) để ghi nhận ý kiến của họ về việc này. Tuy nhiên, các thợ lặn ở khu vực này cảnh báo mọi người không nên tiếp cận xác con tàu đắm Nhật Bản đó bởi vì vẫn còn một số vũ khí chưa phát nổ đang nằm trên tàu.