Trong buổi họp báo của Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm qua 17/9, các phóng viên đã nhắc lại chuyện này và đề nghị Bắc Kinh nêu quan điểm.
Bà Hoa Xuân Oánh – phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc trả lời: “Tôi đã nhận thấy thông tin bạn đề cập. Nhà lập pháp này cũng cho biết Hong Kong đang đứng trước bờ vực khủng hoảng nhân đạo, phải không?
|
Nhà lập pháp Hong Kong kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra bạo lực tại Hong Kong Ảnh: internet. |
Kong Kong thực sự đang đứng trước một cuộc khủng hoảng, nhưng không phải là một cuộc khủng hoảng nhân đạo như bà ấy cáo buộc, mà là một cuộc khủng hoảng của luật pháp. Trong khoảng hai tháng gần đây, chúng tôi đã thấy rõ tình hình ở Hong Kong diễn tiến như thế nào. Tôi lưu ý là các nhà báo và CNN gần đây cũng đã chuyển ống kính của họ sang những kẻ bạo lực cực đoan gây tổn thương dân thường và người qua đường. Họ đã tiến hành những cuộc tấn công điên rồ và gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với nền pháp trị và an ninh của toàn xã hội. Tôi tin rằng tại thời điểm khủng hoảng này, công dân Hong Kong nên mạnh dạn đứng ra chống lại bạo lực. Nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất vào lúc này là ngăn chặn bạo lực, chấm dứt sự hỗn loạn và khôi phục luật pháp và trật tự. Những gì thực sự cần phải được điều tra là những kẻ bạo lực cực đoan và hành vi tội phạm của chúng cũng như những kẻ thao túng ở hậu trường".
Trước đó vào thứ hai (16/9), bà Trần Thục Trang đã lên tiếng kêu gọi LHQ mở một cuộc điều tra quốc tế về cuộc đàn áp của cảnh sát đối với các cuộc biểu tình chống chính quyền đặc khu, lên tiếng báo động về sự "tàn bạo" leo thang.
"Hong Kong đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nhân đạo", bà Trần gửi thông điệp tới Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, yêu cầu họ khẩn trương thảo luận về tình hình và phái các nhà điều tra để tìm hiểu các vụ cảnh sát lạm dụng quyền lực.
Bà Trần, người sáng lập đảng Công dân Hong Kong, đầu năm nay đã bị tuyên 8 tháng tù treo về vai trò của mình trong việc phát động chiến dịch bất tuân dân sự được gọi là "Chiếm Trung tâm" vào năm 2013 và Phong trào Ô dù do sinh viên lãnh đạo đã khiến một phần của Thành phố rơi vào tình trạng bế tắc một năm sau đó.
Nhưng bà Trần lại được tổ chức phi chính phủ UN Watch mời tham gia vào hội đồng ngay sau ba tháng kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình lớn, đôi khi bạo lực kêu gọi các quyền tự do dân chủ và đòi hỏi cảnh sát cư xử đúng mực hơn.
Bà Trần kêu gọi người đứng đầu tổ chức nhân quyền LHQ Michelle Bachelet "ủng hộ kiến nghị của chúng tôi để hội đồng triệu tập một phiên họp khẩn cấp và thiết lập một nhiệm vụ điều tra để đảm bảo quyền con người của người dân Hong Kong".
Thực ra, bà Bachelet cũng đã lên tiếng bày tỏ về sự quan ngại đối với tình trạng bạo lực của tất cả các bên ở Hong Kong và kêu gọi các nhà chức trách tiến hành một "cuộc điều tra nhanh chóng, độc lập, vô tư" về những cáo buộc cho rằng cảnh sát chống lại người biểu tình.
Nhưng cho đến nay, có rất ít dấu hiệu cho thấy bà hoặc hội đồng nhân quyền, bao gồm 47 thành viên, trong đó có cả Trung Quốc sẽ triển khai một cuộc điều tra quốc tế.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại
Mời độc giả xem thêm video về một cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)