Đấy là nhận định của giới chuyên gia Nga sau khi Mỹ chính thức công bố sẽ ngừng hợp tác với Nga trong chương trình giải trừ vũ khí giết người hàng loạt (CTR) vào ngày 8/4.
Hợp tác CTR kéo dài từ những năm 1990 và dẫn đến việc giải trừ hàng loạt vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh hóa học sau khi Liên Xô giải thể.
Ông Igor Korotchenko, Giám đốc trung tâm Phân tích Mua bán Vũ khí Thế giới cho rằng việc chấm dứt hợp tác sẽ khiến Mỹ mất đi nguồn tin về các vũ khí hạt nhân của Nga.
“Trong vòng vài năm gần đây, chương trình này đã giúp tình báo Mỹ tiếp cận với các cơ sở hạt nhân của Nga. Và bây giờ thì đã mất đi cơ hội này”, ông Igor Korotchenko nói.
|
Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga.
|
Ông Korotchenko cho biết Nga đã học cách tự bảo mật các khu vực hạt nhân cũng như phát triển, sản xuất và cất giấu vũ khí hạt nhân mà không cần sự trợ giúp của nước ngoài.
Năm 2012, Nga đã phàn nàn về việc chương trình đã vượt quá khái niệm hợp tác nhưng Mỹ vẫn thành công thúc đẩy dự án thông qua bản thỏa thuận tạm thời về việc thủ nhỏ các dự án song phương và giới hạn Mỹ theo dõi các khu vực hạt nhân của Nga.
Bên cạnh việc không thể biết thêm được thông tin về kho vũ khí hạt nhân Nga, Mỹ đã vô hình chung đẩy Nga xích lại gần hơn Trung Quốc.
Ông Tsyganok, Giám đốc trung tâm Dự đoán Quân sự tại Đại học Moscow tin rằng, Mỹ sẽ rất lo ngại về hợp tác quân sự và kỹ thuật của Trung Quốc và Nga.
“Mỹ ngừng hợp tác sẽ khiến cho Nga hợp tác quân sự với Trung Quốc. Điều này sẽ tạo ra một liên minh đối trọng với NATO”, ông Anatoly Tsyganok đến từ Đại học Quốc gia Moscow cho hay.
"Việc đóng băng quan hệ giữa Mỹ và Nga có thể đẩy Moscow tới gần Bắc Kinh hơn, và đây là cơn ác mộng đối với Washington", ông này cho hay.