Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình quốc gia, ông Milos Zeman cho biết Crimea sẽ không được trả lại cho Ukraine trong tương lai gần, bất kể EU có tuyên bố hay trừng phạt như thế nào.
Ông Milos Zeman miêu tả hành động tặng Crimea của nhà cựu lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev là ngu ngốc.
Ông cũng cho rằng ý tưởng Ukraine tổ chức theo chế độ liên bang là không có gì sai. Đức, Mỹ và Thụy Sĩ đều là các nước liên bang.
|
Người dân Crimea có quyền tự quyết số phận của họ.
|
Ông Zeman công khai chỉ trích việc Ukraine thay đổi ngôn ngữ cấp nhà nước và cho là việc này sẽ ảnh hưởng đến những người Ukraine nói tiếng Nga.
Nga được Ấn Độ - Trung Quốc ủng hộ trong vụ Crimea
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh sự hỗ trợ của Trung Quốc trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề Crimea.
“Chúng tôi rất biết ơn những người hiểu hành động của chúng tôi ở Crimea. Chúng tôi biết ơn người dân Trung Quốc đã thấu hiểu bối cảnh lịch sử và chính trị của Crimea. Chúng tôi cũng cảm kích tính khách quan của Ấn Độ”, ông Putin cho biết.
Moscow đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong khi Bắc Kinh bỏ phiếu trắng.
Các bước đi của Bắc Kinh được coi là thông minh và có tầm nhìn xa. Trung Quốc không thể phủ quyết về nghị quyết Crimea như Nga vì nước này cũng có những vấn đề trong nội địa như Tây Tạng, Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan. Nhưng thông qua vụ Crimea, Trung Quốc đã tăng cường mối quan hệ với Moscow và có được một đồng minh tiềm năng trong tương lai nếu Bắc Kinh gặp phải những quyết định chính trị khó khăn.
|
Nga phủ quyết nghị quyết về Crimea của Liên Hiệp Quốc
|
Ấn Độ cũng cho thấy sự ủng hộ đối với Nga để đáp lại sự ủng hộ của Moscow vào năm 1975 khi New Delhi có hoàn cảnh tương tự với Sikkim – một nước nằm ở vùng núi Himalaya. Tại thời điểm đó, Ấn Độ phải chịu sức ép ngoại giao nặng nề từ phương Tây đặc biệt là từ Mỹ. Sikkim đã trở thành bang thứ 22 của Ấn Độ khi 97,5% dân số nước này bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập với New Delhi.
Nhà lãnh đạo Arghentina Cristina Fernandez de Kirchner cũng cho thấy sự ủng hộ đối với Liên bang Nga. Bà Cristina Fernandez de Kirchner viện dẫn hiến chương của Liên Hiệp Quốc về việc người dân có khả năng tự quyết và cho rằng luật này nên áp dụng với tất cả các nước.
Tổng thống Arghentina so sánh tình hình Crimea với tình hình quần đảo Falkland, nơi một cuộc trưng cầu cũng được tổ chức vào năm 2012. Bà Kirchner cho biết Liên Hiệp Quốc đã không đặt câu hỏi gì về tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý khi đó.
Quần đảo Falkland từng chứng kiến cuộc chiến giữa Anh và Arghentina vào năm 1982. Anh cho rằng Arghentina đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ mà Anh có từ thế kỷ 19. Buenos Aires đã thua trong cuộc chiến này. Mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước chỉ được khôi phục vào năm 1989.