Điều ít biết về quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ cũng có luật quy định rõ ràng. Thông thường, quá trình này được thực hiện dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền sắp mãn nhiệm và chính quyền mới, kể cả khi hai bên thuộc những đảng phái đối lập.  

Từ năm 1801, chuyển giao quyền lực trong hòa bình luôn được xem là dấu ấn của chính phủ Mỹ. 
Được biết, quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ cũng có luật quy định rõ ràng. 
Thông thường, quá trình này được thực hiện dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền sắp mãn nhiệm và chính quyền mới, kể cả khi hai bên thuộc những đảng phái đối lập.  
Giai đoạn chuyển giao thực tế bắt đầu ngay sau cuộc bầu cử tổng thống (nếu không xảy ra tranh chấp pháp lý), khi một Tổng thống đương nhiệm không được bầu lại hoặc kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của mình. Giai đoạn này thường kéo dài từ 72 đến 78 ngày và kết thúc tại buổi lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử, diễn ra vào ngày 20/1 của năm liền kề năm diễn ra bầu cử.
Dieu it biet ve qua trinh chuyen giao quyen luc Tong thong My
Tổng thống Donald Trump (trái) và ông Joe Biden, ứng viên được truyền thông Mỹ xướng tên là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020. Ảnh: ABC. 
Trong khoảng thời gian hơn hai tháng từ khi trúng cử đến khi nhậm chức, Tổng thống đắc cử và gia đình đã được đặt dưới sự bảo vệ đặc biệt của mật vụ theo chế độ dành cho Tổng thống.
Cũng trong hai tháng này, Tổng thống đắc cử sẽ tham gia vào một số hoạt động nhưng phần lớn là không chính thức, phục vụ cho quá trình chuyển giao quyền lực.
Các hoạt động chính trong giai đoạn này bao gồm bố trí nhân sự cho văn phòng Tổng thống đắc cử, triển khai rà soát các cơ quan, xây dựng kế hoạch và chính sách của Tổng thống đắc cử, cũng như xác định mục tiêu cần thiết để thực hiện các ưu tiên của tân Tổng thống,...

Mời độc giả xem thêm video: Ông Joe Biden được truyền thông Mỹ đưa tin là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 (Nguồn video: VTV)

Có thể nói, ưu tiên lớn nhất của Tổng thống đắc cử lúc này là các hoạt động chuẩn bị cho ra mắt nội các, những cuộc gặp gỡ, thương lượng, vận động cho các vị trí chủ chốt sẽ được công bố sau lễ nhậm chức. 
Trước khi Tổng thống đắc cử nhậm chức, Tổng thống đương nhiệm vẫn là người gánh vác trách nhiệm điều hành đất nước, tuy không còn quyền lực lớn như trước.
Tổng thống đắc cử sẽ nhậm chức tại Capitol Hill - trụ sở Quốc hội Mỹ - ở thủ đô Washington D.C trong một buổi lễ hoành tráng diễn ra vào gần trưa ngày 20/1 trước sự chứng kiến của đông đảo người dân.
Sau khi tuyên thệ trước Chánh án Tối cao và cuốn Kinh thánh, tân Tổng thống Mỹ sẽ đọc một bài diễn văn nhậm chức trước công chúng. Sau đó, ông và gia đình sẽ rời Capitol Hill về Nhà Trắng - nơi họ sẽ sống và làm việc trong bốn năm sắp tới.
Khi đó, tân Tổng thống cũng sẽ nhận được các thông tin mật, bao gồm danh tính các điệp viên hoạt động tại nước ngoài, các tài liệu mật của Chính phủ,...Người này cũng phải lập kế hoạch chiến lược cho 100 ngày quản lý đầu tiên của mình, với sự hỗ trợ của đội ngũ phụ trách giai đoạn chuyển tiếp.
Ban đầu, thời điểm Tổng thống đắc cử nhậm chức được ấn định vào ngày 4/3 của năm liền kề năm diễn ra bầu cử Mỹ. Cho đến năm 1933, khi Tu chính án thứ 20 được phê chuẩn, ngày nhậm chức của Tổng thống đắc cử đã được tổ chức sớm hơn, tức vào ngày 20/1.
An An (T.H)

>> xem thêm

Bình luận(0)