Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Đinh Phế Đế là vị vua thứ 2 của nhà Đinh, con trai vua Đinh Tiên Hoàng. Đinh Phế Đế mất ngôi báu vào tay người khác, chết trên chiến trường khi mới 27 tuổi, về sau gần như bị sử sách lãng quên.Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", Đinh Phế Đế tên thật là Đinh Toàn (974-1001). Ông là con út của Đinh Tiên Hoàng, lên ngôi năm 979, sau khi vua cha và anh trai Nam Việt Vương Đinh Liễn bị ám sát.Đinh Toàn là con của Hoàng hậu Dương Vân Nga với Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh có 3 con trai là Đinh Liễn, Đinh Hạng Lang và Đinh Toàn. Khi Đinh Bộ Lĩnh qua đời, ông chỉ còn lại duy nhất con trai nối dõi là Đinh Toàn. Mới 6 tuổi, Đinh Toàn được chọn làm vua.Theo chính sử, do vua mới còn quá nhỏ, khi Đinh Toàn lên ngôi, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn giữ vai trò nhiếp chính. Thấy quyền hành nhà Đinh ngày càng rơi vào tay Lê Hoàn, một số đại thần như Nguyễn Bặc, Đinh Điền kéo binh đánh Lê Hoàn nhưng thua trận.Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", ngay khi Đinh Toàn lên ngôi, biết tin vua còn nhỏ, nhà Tống liền phái quân sang xâm lược. Trong tình thế nước nhà nguy cấp, Thái hậu Dương Vân Nga (mẹ Đinh Toàn) đã nhường ngôi báu nhà Đinh cho Lê Hoàn. Nhà Tiền Lê thành lập, nhà Đinh kết thúc.Sau 8 tháng làm vua nước Việt, Đinh Toàn phải nhường ngôi, trở thành Đinh Phế Đế. Ông được vua mới là Lê Hoàn phong làm Vệ vương. Đinh Toàn làm Vệ vương nước Việt trong 20 năm liên tục cho đến khi hy sinh trên chiến trường.Theo sách "Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục", năm 1001, Vệ vương Đinh Toàn cùng vua Lê Hoàn kéo quân dẹp loạn ở vùng Cử Long (Cẩm Thủy, Thanh Hóa ngày nay). Ông bị quân địch bắn lén, chết ngay giữa trận tiền khi mới 27 tuổi. Sau khi qua đời, Đinh Toàn được thờ cúng cùng cha và anh em tại Hoa Lư (Ninh Bình).Quốc hiệu nước ta dưới thời vua Đinh Toàn là Đại Cồ Việt. Quốc hiệu này ra đời khi vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm 968, kéo dài đến năm 1054 dưới thời nhà Lý.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Đinh Phế Đế là vị vua thứ 2 của nhà Đinh, con trai vua Đinh Tiên Hoàng. Đinh Phế Đế mất ngôi báu vào tay người khác, chết trên chiến trường khi mới 27 tuổi, về sau gần như bị sử sách lãng quên.
Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", Đinh Phế Đế tên thật là Đinh Toàn (974-1001). Ông là con út của Đinh Tiên Hoàng, lên ngôi năm 979, sau khi vua cha và anh trai Nam Việt Vương Đinh Liễn bị ám sát.
Đinh Toàn là con của Hoàng hậu Dương Vân Nga với Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh có 3 con trai là Đinh Liễn, Đinh Hạng Lang và Đinh Toàn. Khi Đinh Bộ Lĩnh qua đời, ông chỉ còn lại duy nhất con trai nối dõi là Đinh Toàn. Mới 6 tuổi, Đinh Toàn được chọn làm vua.
Theo chính sử, do vua mới còn quá nhỏ, khi Đinh Toàn lên ngôi, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn giữ vai trò nhiếp chính. Thấy quyền hành nhà Đinh ngày càng rơi vào tay Lê Hoàn, một số đại thần như Nguyễn Bặc, Đinh Điền kéo binh đánh Lê Hoàn nhưng thua trận.
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", ngay khi Đinh Toàn lên ngôi, biết tin vua còn nhỏ, nhà Tống liền phái quân sang xâm lược. Trong tình thế nước nhà nguy cấp, Thái hậu Dương Vân Nga (mẹ Đinh Toàn) đã nhường ngôi báu nhà Đinh cho Lê Hoàn. Nhà Tiền Lê thành lập, nhà Đinh kết thúc.
Sau 8 tháng làm vua nước Việt, Đinh Toàn phải nhường ngôi, trở thành Đinh Phế Đế. Ông được vua mới là Lê Hoàn phong làm Vệ vương. Đinh Toàn làm Vệ vương nước Việt trong 20 năm liên tục cho đến khi hy sinh trên chiến trường.
Theo sách "Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục", năm 1001, Vệ vương Đinh Toàn cùng vua Lê Hoàn kéo quân dẹp loạn ở vùng Cử Long (Cẩm Thủy, Thanh Hóa ngày nay). Ông bị quân địch bắn lén, chết ngay giữa trận tiền khi mới 27 tuổi. Sau khi qua đời, Đinh Toàn được thờ cúng cùng cha và anh em tại Hoa Lư (Ninh Bình).
Quốc hiệu nước ta dưới thời vua Đinh Toàn là Đại Cồ Việt. Quốc hiệu này ra đời khi vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm 968, kéo dài đến năm 1054 dưới thời nhà Lý.