1. Syngman Rhee (Tổng thống đầu tiên, 1948–1960). Tống thống Hàn Quốc Syngman Rhee bị cáo buộc thao túng cuộc bầu cử năm 1960 để kéo dài nhiệm kỳ. Cuộc bầu cử này dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ, còn được gọi là Cách mạng Tháng Tư, buộc ông phải từ chức và lưu vong sang Hawaii. Ảnh: Pinterest. 2. Park Chung-hee (1961–1979). Park Chung-hee nổi tiếng với chế độ độc tài quân sự, thực thi các chính sách đàn áp tự do ngôn luận và giam giữ hàng loạt các nhà bất đồng chính kiến. Chính quyền của ông cũng bị chỉ trích vì ưu ái các chaebol, tạo nền móng cho các mối quan hệ thân hữu giữa chính phủ và doanh nghiệp. Ảnh: Pinterest. 3. Chun Doo-hwan (1980–1988). Chun Doo-hwan bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về vụ đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ ở Gwangju, khiến hàng trăm người thiệt mạng năm 1980. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, ông bị kết án nhận hối lộ và chiếm đoạt hàng trăm triệu USD. Ảnh: Pinterest. 4. Roh Tae-woo (1988–1993). Roh Tae-woo bị kết án vì thiết lập quỹ đen trị giá hàng tỷ USD từ các tập đoàn lớn. Ông bị tuyên án 17 năm tù nhưng được ân xá sau đó. Ảnh: The Korea Post. 5. Kim Young-sam (1993–1998). Dưới thời Kim Young-sam, Hàn Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, dẫn đến việc nước này phải vay gói cứu trợ từ IMF. Chính quyền của ông bị chỉ trích vì quản lý kinh tế yếu kém và không kiểm soát được các tập đoàn lớn. Ảnh: The Guardian. 6. Kim Dae-jung (1998–2003). Mặc dù Kim Dae-jung được ca ngợi vì nỗ lực hòa giải với CHDCND Triều Tiên, ông bị chỉ trích vì việc hối lộ Triều Tiên bằng tiền viện trợ bí mật để tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000. Ảnh: Britannica. 7. Roh Moo-hyun (2003–2008). Dù được biết đến với hình ảnh trong sạch, gia đình của Roh Moo-hyun bị cáo buộc nhận hối lộ từ các doanh nghiệp. Vụ bê bối này khiến ông gặp áp lực lớn, dẫn đến việc ông tự tử năm 2009, gây chấn động dư luận. Ảnh: Pinterest. 8. Lee Myung-bak (2008–2013). Lee Myung-bak bị cáo buộc lạm dụng quyền lực và biển thủ công quỹ từ DAS, một công ty do ông kiểm soát. Ông bị kết án 17 năm tù vào năm 2020. Chính sách cải tạo sông lớn của ông cũng bị chỉ trích vì gây thiệt hại môi trường và chi phí lãng phí. Ảnh: Korea Expose. 9. Park Geun-hye (2013–2017). Park Geun-hye bị phế truất vào năm 2017 sau khi bị cáo buộc để người bạn thân Choi Soon-sil can thiệp vào chính sách quốc gia và nhận hối lộ từ các tập đoàn lớn như Samsung. Vụ bê bối này đã làm bùng nổ các cuộc biểu tình quy mô lớn. Ảnh: Pinterest. 10. Moon Jae-in (2017–2022). Chính quyền Moon Jae-in bị chỉ trích vì thất bại trong việc kiểm soát giá bất động sản tăng cao và những quyết định kinh tế không hiệu quả. Một số cựu quan chức trong chính phủ ông đã bị điều tra vì tham nhũng. Ảnh: Pinterest. 11. Yoon Suk-yeol (2022–nay). Yoon Suk-yeol và vợ ông đối mặt với các cáo buộc về giao dịch tài chính đáng ngờ và lợi dụng quyền lực để trục lợi. Hiện tại, ông đang đối mặt với nguy cơ bị phế truất sau khi ban bố lệnh thiết quân luật làm chấn động Hàn Quốc đêm 3/12/2024. Ảnh: Pinterest.Mời quý độc giả xem video: Cách làm du lịch phố cổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
1. Syngman Rhee (Tổng thống đầu tiên, 1948–1960). Tống thống Hàn Quốc Syngman Rhee bị cáo buộc thao túng cuộc bầu cử năm 1960 để kéo dài nhiệm kỳ. Cuộc bầu cử này dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ, còn được gọi là Cách mạng Tháng Tư, buộc ông phải từ chức và lưu vong sang Hawaii. Ảnh: Pinterest.
2. Park Chung-hee (1961–1979). Park Chung-hee nổi tiếng với chế độ độc tài quân sự, thực thi các chính sách đàn áp tự do ngôn luận và giam giữ hàng loạt các nhà bất đồng chính kiến. Chính quyền của ông cũng bị chỉ trích vì ưu ái các chaebol, tạo nền móng cho các mối quan hệ thân hữu giữa chính phủ và doanh nghiệp. Ảnh: Pinterest.
3. Chun Doo-hwan (1980–1988). Chun Doo-hwan bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về vụ đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ ở Gwangju, khiến hàng trăm người thiệt mạng năm 1980. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, ông bị kết án nhận hối lộ và chiếm đoạt hàng trăm triệu USD. Ảnh: Pinterest.
4. Roh Tae-woo (1988–1993). Roh Tae-woo bị kết án vì thiết lập quỹ đen trị giá hàng tỷ USD từ các tập đoàn lớn. Ông bị tuyên án 17 năm tù nhưng được ân xá sau đó. Ảnh: The Korea Post.
5. Kim Young-sam (1993–1998). Dưới thời Kim Young-sam, Hàn Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, dẫn đến việc nước này phải vay gói cứu trợ từ IMF. Chính quyền của ông bị chỉ trích vì quản lý kinh tế yếu kém và không kiểm soát được các tập đoàn lớn. Ảnh: The Guardian.
6. Kim Dae-jung (1998–2003). Mặc dù Kim Dae-jung được ca ngợi vì nỗ lực hòa giải với CHDCND Triều Tiên, ông bị chỉ trích vì việc hối lộ Triều Tiên bằng tiền viện trợ bí mật để tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000. Ảnh: Britannica.
7. Roh Moo-hyun (2003–2008). Dù được biết đến với hình ảnh trong sạch, gia đình của Roh Moo-hyun bị cáo buộc nhận hối lộ từ các doanh nghiệp. Vụ bê bối này khiến ông gặp áp lực lớn, dẫn đến việc ông tự tử năm 2009, gây chấn động dư luận. Ảnh: Pinterest.
8. Lee Myung-bak (2008–2013). Lee Myung-bak bị cáo buộc lạm dụng quyền lực và biển thủ công quỹ từ DAS, một công ty do ông kiểm soát. Ông bị kết án 17 năm tù vào năm 2020. Chính sách cải tạo sông lớn của ông cũng bị chỉ trích vì gây thiệt hại môi trường và chi phí lãng phí. Ảnh: Korea Expose.
9. Park Geun-hye (2013–2017). Park Geun-hye bị phế truất vào năm 2017 sau khi bị cáo buộc để người bạn thân Choi Soon-sil can thiệp vào chính sách quốc gia và nhận hối lộ từ các tập đoàn lớn như Samsung. Vụ bê bối này đã làm bùng nổ các cuộc biểu tình quy mô lớn. Ảnh: Pinterest.
10. Moon Jae-in (2017–2022). Chính quyền Moon Jae-in bị chỉ trích vì thất bại trong việc kiểm soát giá bất động sản tăng cao và những quyết định kinh tế không hiệu quả. Một số cựu quan chức trong chính phủ ông đã bị điều tra vì tham nhũng. Ảnh: Pinterest.
11. Yoon Suk-yeol (2022–nay). Yoon Suk-yeol và vợ ông đối mặt với các cáo buộc về giao dịch tài chính đáng ngờ và lợi dụng quyền lực để trục lợi. Hiện tại, ông đang đối mặt với nguy cơ bị phế truất sau khi ban bố lệnh thiết quân luật làm chấn động Hàn Quốc đêm 3/12/2024. Ảnh: Pinterest.
Mời quý độc giả xem video: Cách làm du lịch phố cổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.