Ở thời Thanh, mỗi dịp tháng 8 là kinh thành Bắc Kinh sẽ nhộn nhịp bày bán những “thố nhi gia”. Thố nhi gia là món đồ chơi truyền thống trong dân gian ở Bắc Kinh thời xưa. Món đồ này có nguồn gốc sớm nhất là từ cuối thời nhà Minh, dùng để tế trăng, tới thời nhà Thanh dần trở thành món đồ chơi của trẻ nhỏ. Người ta thường dùng đất sét để tạo hình món đồ này, ngoài ra, “thố nhi gia” còn được biết đến với mặt đỏ và miệng nhỏ, bên ngoài mặc bộ áo giáp rực rỡ. “Thố nhi gia” có rất nhiều kích cỡ, loại to nhất có thể cao tới 3 xích, loại nhỏ thì hơn 1 xích, loại nhỏ nhất là 1 thốn. Loại “thố nhi gia” 1 thốn cơ bản không ai mua, nhưng lại đòi hỏi người thợ làm ra phải có thủ nghệ tương đối cao. Rất nhiều nghệ nhân làm món đồ này thích chế tác loại “thố nhi gia” tí hon 1 thốn. Thông thường, sau khi bái lễ “thố nhi gia”, người dân Trung Quốc thời xưa còn cúng lễ các quan thánh trên cung trăng. Đồ cúng lễ thường là bánh trung thu, họ sắp xếp thành chồng như hình kim tự tháp. Ngoài ra, dân chúng còn sử dụng 9 liên ngẫu (tức củ sen) để cúng lễ. Người ta làm vậy với ý nghĩa cầu mong “tiết tiết bình an”. Vào dịp Trung thu, người Trung Quốc xưa kia còn khắc hoa văn trên vỏ dưa hấu và gọi đó là quả dưa hấu đoàn viên. Sau khi việc cúng lễ hoàn tất, họ sẽ cất một ít bánh Trung thu đi, đợi tới đêm Trừ tịch cuối năm mới đem ra ăn với ý nghĩa một năm may mắn, bình an tròn đầy. Ngày rằm tháng 8, tức ngày 15 tháng 8, buổi sáng hoàng đế đương triều thường tiếp nhận triều cống của các đại thần, tới trưa, hoàng đế sẽ bày yến tiệc chiêu đãi đại thần tại Cảnh Phúc các. Các quan đại thần lúc này được hưởng phúc của nhà vua. Tất cả đồ đựng thức ăn trên bàn tiệc đều làm bằng vàng bạc. Mặc dù các món ăn không hẳn quá cầu kỳ nhưng thuộc hàng “quy cách cao”, nên chỉ quan tam phẩm trở lên mới được tham gia yến tiệc. Vào dịp Rằm tháng 8 âm lịch, bách tính thời Thanh chỉ đón Trung Thu một ngày, hoàng đế thông thường sẽ đón lễ tết này trong 3 ngày, nhưng riêng thời Từ Hi Thái Hậu thì tận hưởng không khí rộn ràng của ngày tết Trung Thu tới tận 5 ngày. Chính vì quá mải mê hưởng thụ những thú vui trên đời mà Từ Hi Thái Hậu đã khiến ngân khố quốc gia cạn đi trông thấy.
Ở thời Thanh, mỗi dịp tháng 8 là kinh thành Bắc Kinh sẽ nhộn nhịp bày bán những “thố nhi gia”.
Thố nhi gia là món đồ chơi truyền thống trong dân gian ở Bắc Kinh thời xưa. Món đồ này có nguồn gốc sớm nhất là từ cuối thời nhà Minh, dùng để tế trăng, tới thời nhà Thanh dần trở thành món đồ chơi của trẻ nhỏ.
Người ta thường dùng đất sét để tạo hình món đồ này, ngoài ra, “thố nhi gia” còn được biết đến với mặt đỏ và miệng nhỏ, bên ngoài mặc bộ áo giáp rực rỡ.
“Thố nhi gia” có rất nhiều kích cỡ, loại to nhất có thể cao tới 3 xích, loại nhỏ thì hơn 1 xích, loại nhỏ nhất là 1 thốn. Loại “thố nhi gia” 1 thốn cơ bản không ai mua, nhưng lại đòi hỏi người thợ làm ra phải có thủ nghệ tương đối cao. Rất nhiều nghệ nhân làm món đồ này thích chế tác loại “thố nhi gia” tí hon 1 thốn.
Thông thường, sau khi bái lễ “thố nhi gia”, người dân Trung Quốc thời xưa còn cúng lễ các quan thánh trên cung trăng.
Đồ cúng lễ thường là bánh trung thu, họ sắp xếp thành chồng như hình kim tự tháp.
Ngoài ra, dân chúng còn sử dụng 9 liên ngẫu (tức củ sen) để cúng lễ. Người ta làm vậy với ý nghĩa cầu mong “tiết tiết bình an”.
Vào dịp Trung thu, người Trung Quốc xưa kia còn khắc hoa văn trên vỏ dưa hấu và gọi đó là quả dưa hấu đoàn viên.
Sau khi việc cúng lễ hoàn tất, họ sẽ cất một ít bánh Trung thu đi, đợi tới đêm Trừ tịch cuối năm mới đem ra ăn với ý nghĩa một năm may mắn, bình an tròn đầy.
Ngày rằm tháng 8, tức ngày 15 tháng 8, buổi sáng hoàng đế đương triều thường tiếp nhận triều cống của các đại thần, tới trưa, hoàng đế sẽ bày yến tiệc chiêu đãi đại thần tại Cảnh Phúc các.
Các quan đại thần lúc này được hưởng phúc của nhà vua. Tất cả đồ đựng thức ăn trên bàn tiệc đều làm bằng vàng bạc.
Mặc dù các món ăn không hẳn quá cầu kỳ nhưng thuộc hàng “quy cách cao”, nên chỉ quan tam phẩm trở lên mới được tham gia yến tiệc.
Vào dịp Rằm tháng 8 âm lịch, bách tính thời Thanh chỉ đón Trung Thu một ngày, hoàng đế thông thường sẽ đón lễ tết này trong 3 ngày, nhưng riêng thời Từ Hi Thái Hậu thì tận hưởng không khí rộn ràng của ngày tết Trung Thu tới tận 5 ngày.
Chính vì quá mải mê hưởng thụ những thú vui trên đời mà Từ Hi Thái Hậu đã khiến ngân khố quốc gia cạn đi trông thấy.