Tô Mạt Nhi là nhân vật mang đầy màu sắc truyền kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Bà là người tộc Mông Cổ, sinh ra trong một gia đình du mục nghèo ở thảo nguyên Horqin vào những năm 1612.
Tên gọi ban đầu của bà là Tô Mạt Nhi, hay Tô Mặc Nhĩ, cuối thời Thuận Trị hoặc vào thời Khang Hy thì đổi tên thành Tô Ma Lạt. Sau khi bà mất, trong cung đều tôn kính gọi bà là Tô Ma Lạt Cô.
Từ nhỏ Tô Ma Lạt đã thông minh xinh đẹp, nức tiếng gần xa, chính vì thế bà đã lọt vào mắt xanh của Khoa Nhĩ Thấm Bối Lặc Phủ và được lựa chọn làm hầu nữ thân cận cho Nhị tiểu thư của Bối Lặc Trại Tang.
Nhị tiểu thư này không ai khác chính là Hiếu Trang Văn hoàng hậu tài sắc sau này. Năm 1625, mặc dù Nhị tiểu thư Bố Thái (tên thật của Hoàng hậu) mới 13 tuổi, nhưng đã mang dáng dấp của thiếu nữ xinh đẹp. Ảnh: Chân dung minh họa Hiếu Trang Văn hoàng hậu.
Chính trong năm này, Bố Thái được huynh trưởng của mình là Ngô Khắc Thiện hộ tống tới đô thành Thịnh Kinh của Hậu Kim để thành thân với Bát Thái tử 34 tuổi của Hậu Kim, tức Hoàng Thái Cực. Hiếu Trang Văn hoàng hậu chính là mẹ vua Thuận Trị và là bà nội của vua Khang Hy nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Chân dung minh họa Hiếu Trang Văn hoàng hậu. Lại nói về Tô Ma Lạt Cô, bà cũng đi theo chủ nhân của mình tới Thịnh Kinh với vai trò là người hầu thân cận. Có thể nói, sau khi vào Bối Lặc Phủ, Tô Ma Lạt Cô đã được mở rộng tầm mắt, trình độ văn hóa cũng nhanh chóng được nâng tầm. Bà không chỉ thành thạo tiếng Mông Cổ mà còn nhanh chóng học được tiếng Hán và tiếng Mãn, hơn nữa bà viết chữ Mãn rất đẹp, vì vậy nhận được sự tán thưởng của mọi người trong cung. Tô Ma Lạt Cô được Hiếu Trang Văn chọn làm thầy dạy tiếng Mãn đầu tiên cho vua Khang Hy khi ông còn nhỏ.
Tô Ma Lạt Cô được xem như người bầu bạn tâm giao sớm tối không rời của Hoàng hậu Hiếu Trang Văn. Sự gắn bó giữa họ trải suốt hơn 60 năm. Tình cảm của hai người phụ nữ ấy đã vượt xa thứ tình cảm chủ tớ thông thường. Năm 1687, tức năm Khang Ky thứ 26, Hoàng hậu Hiếu Trang Văn qua đời, để lại nỗi mất mát lớn trong lòng Tô Ma Lạt Cô. Bà rơi vào trạng thái tuyệt vọng, cô độc. Khi đó Tô Ma Lạt Cô đã là một bà lão hơn 70 tuổi. Hoàng đế Khang Hy biết rằng nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, sức khỏe của Tô Ma Lạt Cô sẽ bị đe dọa.
Để giải tỏa nỗi buồn và sự cô độc đang chiếm ngự tâm hồn bà, Khang Hy đã giao Thập nhị hoàng tử Dận Đào chưa đầy 3 tuổi do Định Phi hạ sinh cho Tô Ma Lạt Cô chăm sóc. Theo luật lệ thời Thanh, chỉ có những người danh gia vọng tộc mới đủ tư cách chăm sóc Hoàng tử, từ đó có thể thấy sự coi trọng và tín nhiệm của vua Khang Hy dành cho bà. Vì muốn báo đáp hoàng ân của vua Khang Hy, Tô Ma Lạt Cô một lần nữa lấy lại tinh thần, đem hết sự yêu thương của người mẹ dành cho con để nuôi dưỡng Hoàng tử bé nhỏ. Dưới sự dìu dắt của Tô Ma Lạt Cô, hoàng tử đã trưởng thành nhanh chóng, sau này trở thành vị hoàng tử có đầu óc chính trị và vô cùng tài cán.
Bàn về người phụ nữ bí ẩn này, sử sách Trung Quốc có lưu lại những chi tiết thú vị. Theo đó, Tô Ma Lạt Cô có hai đặc điểm vô cùng khác người. Thứ nhất, bà suốt đời không tắm. Tô Ma Lạt Cô chỉ tắm trong đêm Trừ tịch cuối cùng của năm, nhưng cũng chỉ dùng một lượng nước rất ít để tắm. Thứ hai, bà suốt đời không uống thuốc, mặc cho bệnh tình nặng tới đâu bà vẫn không dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Hai đặc điểm khác người này của Tô Ma Lạt Cô đến cả vua Khang Hy cũng tường tận. Có nhiều quan điểm lý giải về hai điều này, nhưng chưa lý do nào đủ sức thuyết phục. Chỉ duy nhất một điều, sức khỏe của Tô Ma Lạt Cô rất tốt. Bà sống thọ tới 90 tuổi. Trong thời đại mà quan niệm “Cổ nhân thất thập cổ lai hy” đang lên ngôi thì số tuổi của Tô Ma Lạt Cô quả là hiếm có. Bà qua đời vào ngày 24 tháng 10 năm 1705, tức năm Khang Hy thứ 44.
Tô Mạt Nhi là nhân vật mang đầy màu sắc truyền kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Bà là người tộc Mông Cổ, sinh ra trong một gia đình du mục nghèo ở thảo nguyên Horqin vào những năm 1612.
Tên gọi ban đầu của bà là Tô Mạt Nhi, hay Tô Mặc Nhĩ, cuối thời Thuận Trị hoặc vào thời Khang Hy thì đổi tên thành Tô Ma Lạt. Sau khi bà mất, trong cung đều tôn kính gọi bà là Tô Ma Lạt Cô.
Từ nhỏ Tô Ma Lạt đã thông minh xinh đẹp, nức tiếng gần xa, chính vì thế bà đã lọt vào mắt xanh của Khoa Nhĩ Thấm Bối Lặc Phủ và được lựa chọn làm hầu nữ thân cận cho Nhị tiểu thư của Bối Lặc Trại Tang.
Nhị tiểu thư này không ai khác chính là Hiếu Trang Văn hoàng hậu tài sắc sau này. Năm 1625, mặc dù Nhị tiểu thư Bố Thái (tên thật của Hoàng hậu) mới 13 tuổi, nhưng đã mang dáng dấp của thiếu nữ xinh đẹp. Ảnh: Chân dung minh họa Hiếu Trang Văn hoàng hậu.
Chính trong năm này, Bố Thái được huynh trưởng của mình là Ngô Khắc Thiện hộ tống tới đô thành Thịnh Kinh của Hậu Kim để thành thân với Bát Thái tử 34 tuổi của Hậu Kim, tức Hoàng Thái Cực. Hiếu Trang Văn hoàng hậu chính là mẹ vua Thuận Trị và là bà nội của vua Khang Hy nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Chân dung minh họa Hiếu Trang Văn hoàng hậu.
Lại nói về Tô Ma Lạt Cô, bà cũng đi theo chủ nhân của mình tới Thịnh Kinh với vai trò là người hầu thân cận. Có thể nói, sau khi vào Bối Lặc Phủ, Tô Ma Lạt Cô đã được mở rộng tầm mắt, trình độ văn hóa cũng nhanh chóng được nâng tầm. Bà không chỉ thành thạo tiếng Mông Cổ mà còn nhanh chóng học được tiếng Hán và tiếng Mãn, hơn nữa bà viết chữ Mãn rất đẹp, vì vậy nhận được sự tán thưởng của mọi người trong cung. Tô Ma Lạt Cô được Hiếu Trang Văn chọn làm thầy dạy tiếng Mãn đầu tiên cho vua Khang Hy khi ông còn nhỏ.
Tô Ma Lạt Cô được xem như người bầu bạn tâm giao sớm tối không rời của Hoàng hậu Hiếu Trang Văn. Sự gắn bó giữa họ trải suốt hơn 60 năm. Tình cảm của hai người phụ nữ ấy đã vượt xa thứ tình cảm chủ tớ thông thường. Năm 1687, tức năm Khang Ky thứ 26, Hoàng hậu Hiếu Trang Văn qua đời, để lại nỗi mất mát lớn trong lòng Tô Ma Lạt Cô. Bà rơi vào trạng thái tuyệt vọng, cô độc. Khi đó Tô Ma Lạt Cô đã là một bà lão hơn 70 tuổi. Hoàng đế Khang Hy biết rằng nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, sức khỏe của Tô Ma Lạt Cô sẽ bị đe dọa.
Để giải tỏa nỗi buồn và sự cô độc đang chiếm ngự tâm hồn bà, Khang Hy đã giao Thập nhị hoàng tử Dận Đào chưa đầy 3 tuổi do Định Phi hạ sinh cho Tô Ma Lạt Cô chăm sóc. Theo luật lệ thời Thanh, chỉ có những người danh gia vọng tộc mới đủ tư cách chăm sóc Hoàng tử, từ đó có thể thấy sự coi trọng và tín nhiệm của vua Khang Hy dành cho bà. Vì muốn báo đáp hoàng ân của vua Khang Hy, Tô Ma Lạt Cô một lần nữa lấy lại tinh thần, đem hết sự yêu thương của người mẹ dành cho con để nuôi dưỡng Hoàng tử bé nhỏ. Dưới sự dìu dắt của Tô Ma Lạt Cô, hoàng tử đã trưởng thành nhanh chóng, sau này trở thành vị hoàng tử có đầu óc chính trị và vô cùng tài cán.
Bàn về người phụ nữ bí ẩn này, sử sách Trung Quốc có lưu lại những chi tiết thú vị. Theo đó, Tô Ma Lạt Cô có hai đặc điểm vô cùng khác người. Thứ nhất, bà suốt đời không tắm. Tô Ma Lạt Cô chỉ tắm trong đêm Trừ tịch cuối cùng của năm, nhưng cũng chỉ dùng một lượng nước rất ít để tắm. Thứ hai, bà suốt đời không uống thuốc, mặc cho bệnh tình nặng tới đâu bà vẫn không dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Hai đặc điểm khác người này của Tô Ma Lạt Cô đến cả vua Khang Hy cũng tường tận. Có nhiều quan điểm lý giải về hai điều này, nhưng chưa lý do nào đủ sức thuyết phục. Chỉ duy nhất một điều, sức khỏe của Tô Ma Lạt Cô rất tốt. Bà sống thọ tới 90 tuổi. Trong thời đại mà quan niệm “Cổ nhân thất thập cổ lai hy” đang lên ngôi thì số tuổi của Tô Ma Lạt Cô quả là hiếm có. Bà qua đời vào ngày 24 tháng 10 năm 1705, tức năm Khang Hy thứ 44.