Phùng Ân (sinh khoảng 1496-1576), người huyện Hoa Đình, phủ Tùng Giang, Nam Trực (nay là Tùng Giang, Thượng Hải) tự là Tử Nhân, hiệu Nam Giang, là quan viên triều Minh, Trung Quốc. Xuất thân bần hàn cơ cực, từ nhỏ đã mất cha, được mẹ nuôi dưỡng thành người, nhờ tài trí hơn người và ý chí vượt khó, năm thứ năm Gia Tĩnh tức năm 1562 ông đỗ tiến sĩ, tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 8 (529) nhậm chức ngự sử Nam Kinh.
|
Với quyền hạn ngự sử Phùng Ân đã nhiều lần thẳng thắn dâng sớ tố cáo, vạch mặt tham quan, trọng thần làm dụng chức quyền làm việc sai trái. |
Phùng Ân vốn là người trực tính, dám nói thẳng để bảo vệ chính nghĩa, dám đấu tranh không chịu khuất phục và cúi đầu trước gian tà, quyền quý. Với quyền hạn ngự sử của mình ông đã nhiều lần thẳng thắn dâng sớ tố cáo, vạch mặt tham quan, trọng thần làm dụng chức quyền làm việc sai trái.
Nổi tiếng nhất chính là vụ án ông đấu tố 3 sủng thần của hoàng đế Thế Tông là đại học sĩ Trương Thông, sử bộ thượng thư Phương Hiến Phu, hữu đô ngự sử Uông Hồng.
Trương Thông (còn gọi là Trương Phù Kính) lòng dạ nham hiểm, đầy dã tâm làm phản. Phương Hiến Phu vẻ ngoài được ngụy trang hoàn hảo để che đậy âm mưu thủ đoạn, kết bè kết đảng, sẽ có ngày làm loạn triều chính. Uông Hồng là đệ tử của gian thần, căm ghét, thù hận và luôn tìm cách hãm hại những trung thần.
Đương thời, hữu đô ngự sử Uông Hồng tìm cách che đậy tội lỗi của thân tín nên bị Phùng Ân tìm cách vạch mặt, chính vì thế vô tình ông đã kết thù với Uông Hồng. Uông Hồng bản tính lỗ mãng, cố chấp thực dụng, lòng dạ thâm hiểm xảo trá, miệng lưỡi nham hiểm, giỏi bợ đỡ luồn cúi nên rất được Thế Tông sủng ái. Chính vì thế mọi biểu sớ tố cáo về hắn đều không được hoàng thượng đếm xỉa. Đối với Uông Hồng một Đô ngự sử mà bị một ngự sử cỏn con tố cáo quả là chuyện hiếm có trong lịch sử, nỗi ô nhục này cần phải trả.
|
Vì dám đấu tố tam đại sủng thân mà ông đã bị kết án oan. |
Mùa đông năm thứ 11 Gia Tĩnh tức năm 1532, đột nhiên sao chổi xuất hiện, vốn là người cuồng tín nên Thế Tông đã hạ chiếu muốn chưng cầu ý kiến thẳng thắn của các thần quan trong triều. Cơ hội đã đến, Phùng Ân tận dụng cơ hội này dâng tấu biểu bàn rõ về khả năng, nhân phẩm cũng như hiền, ngu, chính tà của các đại thần trong triều. Nhân tiện, ông cũng vạch trần tội ác và dã tâm 3 sủng thần của hoàng đế Thế Tông. Ông ví 3 gian thần này như 3 ngôi sao chổi đầy hiểm họa cần phải trừ khử. Sau khi đọc xong, Thế Tông nổi giận lôi đình cho rằng ông quá ngông cuồng dám động vào sủng thần của mình nên đã hạ lệnh bắt ông tống giam vào ngục ngày đêm chịu nhục hình. Tuy đau đớn vô cùng nhưng ông vẫn giữ được bản lĩnh khí phách của mình cắn răng chịu đựng mà không hề vu oan cho ai.
Thế Tông lại giao ông cho Tam pháp tư hội thẩm xét xử và định tội. Đây cũng chính là cơ hội để Phùng Ân có thể tự bào chữa tội của mình. Mùa xuân năm sau, Phùng Ân bị giao cho hình bộ thẩm tra. Thế Tông một mực muốn căn cứ vào quy định “Đại Minh luật” để định tội chết cho Phùng Ân, nhưng thượng thư Vương Thời Trung không nghe và có ý bào chữa cho Phùng Ân. Thế Tông nổi giận lấy cớ Vương Thời Trung muốn bao che chạy án nên đã phế chức quan của ông và vẫn giữ nguyên tội chết đối với Phùng Ân.
Lúc này Uông Hồng đã được thăng chức là Sử bộ thượng thư, quyền sinh sát trong tay lại được giao làm chủ thẩm triều thẩm. Cơ hội rửa nỗi hận trong lòng Uông Hồng đã đến vì thế hắn rất dương dương tự đắc. Trên triều đường, Uông Hồng chủ thẩm ngồi quay mặt về hướng Đông nhưng không ngờ Phùng Ân lại quỳ hướng mặt về phía nơi hoàng đế ở. Uông Hồng tức giận quát lớn bắt quân lính bắt Phùng Ân phải quỳ quay mặt về hướng Tây nhưng Phùng Ân đã đứng lên. Uông Hồng vốn lỗ mãng lại thêm nôn nóng trả thù riêng nên không kiềm chế được bản tính đã hét lớn: “Ngươi đã nhiều lần tìm cách hại ta, hôm nay ta sẽ giết ngươi đầu tiên”. Phùng Ân mắng lớn “ Thánh minh thiên tử ở đây, ngươi thân là đại thần mà lại vì thù riêng mà giết quan ngự sử, huống hồ đây là đâu, trước mặt bách quan mà dám nói ra những lời trắng trợn này. Ta có chết cũng làm quỷ dữ để giết chết ngươi”.
Bị công kích bởi những lời nói đanh thép và ý chí quật cường của Phùng Ân, cuối cùng Uông Hồng không thể giữ nổi bình tĩnh xông vào đấm vào mặt ông ngay trên đường triều. Trước tình thế đó các trọng thần có mặt đã phải lên tiếng. Mọi người thẳng thắn phê phán Uông Hồng bảo vệ Phùng Ân biết mình đuối lý lại không ai ủng hộ nên tức giận xử Phùng Ân vẫn giữ nguyên tội chết. Chuyện đối đáp này được lưu truyền khắp kinh thành, dân chúng đã tặng ông 4 chữ “Tứ thiết ngự sử” tức miệng nói đanh thép, đầu gối thép không sợ quỳ, gan bằng thép không run sợ trước uy quyền, xương bằng thép không khiếp sợ trước nhục hình. Ngày ông đeo gông ra khỏi Trường An Môn dân chúng và các trung thần trong triều vây kín tiễn ông.
Lúc này Phùng Hành Khả trưởng nam của Phùng Ân mới 13 tuổi đã tìm cách kêu oan cho cha. Trước ngày Phùng Ân bị xử tội, Phùng Hành Khả đã trích máu trên cánh tay viết huyết thư nhờ người gửi vào cung. Hành động hiếu thuận này đã lay động được trái tim của thông chính sử Trần Kinh, ông đã thay Phùng Ân dâng tấu lên hoàng thượng. Thế Tông cũng biết mọi chuyện nên cũng động lòng nên giao cho tam pháp nghị án lại vụ án Phùng Ân.
Thượng thư Nhiếp Hiền, Đô ngự sử Vương Đình Tướng đều kêu oan cho Phùng Ân và phán ông vô tội nhưng cuối cùng Thế Tông vẫn lấy cớ niệm tình tha tội chết và bắt ông đi lưu đầy ở biên cương Lôi Châu. Vài tháng sau Uông Hồng cũng bị bãi quan.
Phùng Ân ở biên cương Lôi Châu được 6 năm, trong một dịp ân xá ông được phóng thích trở về kinh thành. Sau khi Mạc Tông kế vị, biết danh ông là người ngay thẳng chính trực, biết nỗi đại oan của ông nên có ý muốn mời ông về lại triều đình nhưng lúc này ông đã hơn 70 tuổi nên ông từ chối. Cuối cùng hoàng thượng vẫn phong cho ông đại lý tự thừa như muốn rửa nỗi oan cho ông và làm gương cho các đại thần noi theo để đấu tranh trước những sai phạm. Năm 1576 Phùng Ân qua đời thọ 81 tuổi, con trai ông Phùng Hành Khả cũng được triều đình biểu trương là hiếu tử.