Không ít người loại bỏ trứng vịt lộn, giá đỗ, rau mầm trong thực đơn ăn hàng ngày với suy nghĩ nhóm thực phẩm này tốt cho tế bào ung thư, kích thích tế bào ung thư phát triển mạnh. Về vấn đề này, ThS.BS Nguyễn Thị Minh Hương, trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Ung bướu Hà Nội từng cho biết, chưa có bất cứ bằng chứng thuyết phục nào chỉ ra trứng vịt lộn góp phần thúc đẩy tế bào ung thư phát triển. Thực tế, nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư có xu hướng cao hơn so với các tế bào khỏe mạnh. Ngay cả khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng thông qua quá trình “tự thực”. Ở đó, “tự thực” diễn ra khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất dẫn đến việc huy động nguồn protein có sẵn để tạo năng lượng. Hậu quả là khối nạc bị suy giảm nhanh chóng. Điều đặc biệt, “tự thực” tiến hành đồng thời với “xâm thực” khiến cơ thể người bệnh có khả năng đối diện với tình trạng suy kiệt nhanh chóng; không đủ sức để đáp ứng yêu cầu quá trình điều trị. Bên cạnh đó, theo Đông y, trứng vịt lộn ăn cùng gia vị không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng trị chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý… Riêng trứng vịt lộn có khả năng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng.
Dù chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe song việc sử dụng nhất phải đúng liều lượng và đúng cách mới đem lại hiệu quả. Cụ thể, ăn quá nhiều trứng vịt lộn không hề tốt. Nó có khả năng làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường…, tăng lượng protein, không tốt cho người mắc bệnh gút. Để đảm bảo, trẻ em chỉ nên ăn tối đa 1 quả trong khi người lớn có thể tẩm bổ 2 qủa mỗi ngày.Đặc biệt, nên rửa sạch, luộc thật chín và ăn vào buổi sáng sớm có kèm món bổ sung. Không ăn vào buổi tối nhằm tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng không có lợi. Trẻ dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa kém cũng không nên tẩm bổ bằng loại thực phẩm này nhằm hạn chế tình trạng sình bụng, tiêu chảy. Với người cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch… cũng không nên ăn nhiều trứng vịt lộn nhằm tránh tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Không ít người loại bỏ trứng vịt lộn, giá đỗ, rau mầm trong thực đơn ăn hàng ngày với suy nghĩ nhóm thực phẩm này tốt cho tế bào ung thư, kích thích tế bào ung thư phát triển mạnh.
Về vấn đề này, ThS.BS Nguyễn Thị Minh Hương, trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Ung bướu Hà Nội từng cho biết, chưa có bất cứ bằng chứng thuyết phục nào chỉ ra trứng vịt lộn góp phần thúc đẩy tế bào ung thư phát triển.
Thực tế, nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư có xu hướng cao hơn so với các tế bào khỏe mạnh. Ngay cả khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng thông qua quá trình “tự thực”.
Ở đó, “tự thực” diễn ra khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất dẫn đến việc huy động nguồn protein có sẵn để tạo năng lượng. Hậu quả là khối nạc bị suy giảm nhanh chóng. Điều đặc biệt, “tự thực” tiến hành đồng thời với “xâm thực” khiến cơ thể người bệnh có khả năng đối diện với tình trạng suy kiệt nhanh chóng; không đủ sức để đáp ứng yêu cầu quá trình điều trị.
Bên cạnh đó, theo Đông y, trứng vịt lộn ăn cùng gia vị không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng trị chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý… Riêng trứng vịt lộn có khả năng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng.
Dù chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe song việc sử dụng nhất phải đúng liều lượng và đúng cách mới đem lại hiệu quả. Cụ thể, ăn quá nhiều trứng vịt lộn không hề tốt. Nó có khả năng làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường…, tăng lượng protein, không tốt cho người mắc bệnh gút.
Để đảm bảo, trẻ em chỉ nên ăn tối đa 1 quả trong khi người lớn có thể tẩm bổ 2 qủa mỗi ngày.
Đặc biệt, nên rửa sạch, luộc thật chín và ăn vào buổi sáng sớm có kèm món bổ sung. Không ăn vào buổi tối nhằm tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng không có lợi.
Trẻ dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa kém cũng không nên tẩm bổ bằng loại thực phẩm này nhằm hạn chế tình trạng sình bụng, tiêu chảy.
Với người cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch… cũng không nên ăn nhiều trứng vịt lộn nhằm tránh tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.