Thật vậy, các nhà nghiên cứu Mỹ nhận thấy những quý ông rụng tóc hoặc sở hữu mái tóc mỏng trên đỉnh đầu có khả năng phát triển khối u tiền liệt tuyến cao hơn 40% so với người không hói đầu.
|
Nam giới 45 tuổi mắc chứng hói đầu có khả năng mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn 40% so với người sở hữu mái tóc dày dặn. Ảnh minh họa. |
Để đưa ra được nhận định trên, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu 39.070 nam giới trong độ tuổi 55 – 74 tình nguyện thực hiện tầm soát ung thư đại tràng, phổi và tiền liệt tuyến.
Họ được yêu cầu hình dung lại những gì đã xảy ra với mái tóc của mình ở tuổi 45 bằng cách sử dụng công cụ hình ảnh. Kết quả sàng lọc cho thấy 1.138 trường hợp ung thư tiền liệt tuyến được phát hiện. Trong số đó có 51% bệnh nhân ở dạng ung thư tích cực. Các nhà khoa học cũng nhận thấy nam giới khoảng 72 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả.
Đặc biệt, chứng hói đầu có liên quan đến cả nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến tích cực và không tích cực. Ở đó, ung thư tiền liệt tuyến tích cực được hiểu là
khối u có xu hướng phát triển với tốc độ cực nhanh và ngược lại.
Giới nghiên cứu tin rằng, ung thư tiền liệt tuyến và hói đầu ở nam giới đều bắt nguồn từ yếu tố hormon giới tính (androgen và thụ thể androgen) tăng cao. Chính nồng độ testosterone tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến các nang lông, làm chậm quá trình phát triển của tóc trong khi quá trình rụng tóc vẫn không ngừng diễn ra, dẫn đến chứng hói đầu.
Mặt khác, mức testosterone cao cũng góp phần không nhỏ trong việc kích hoạt sự phát triển của tế bào ung thư ở nam giới.
Tuy nhiên, các nhà
khoa học cho rằng cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn nữa để phân biệt người dễ mắc nguy cơ phát triển ung thư tiền liệt tuyến tích cực và tiêu cực. Giới khoa học cũng xác nhận họ tìm thấy mối liên hệ giữa chứng hói đầu và ung thư tiền liệt tuyến chứ không có thêm loại ung thư nào khác.
Ung thư tiền liệt tuyến là loại ung thư phổ biến nhất từng được chẩn đoán tại Anh. Theo thống kê của NHS Choices, khoảng 40.000 bệnh nhân mắc mới mỗi năm.