Trong số các loại ung thư, ung thư máu, não, xương, tinh hoàn, buồng trứng, lymphoma, rhabdomyosarcoma, neuroblastoma… khá phổ biến ở trẻ.
Theo các nhà khoa học, khoảng 5% các loại ung thư trẻ em bắt nguồn từ yếu tố đột biến di truyền. Những trẻ mà bố mẹ, người thân từng mắc bệnh có khả năng đối diện với nguy cơ ung thư cao hơn nhiều so với những bé khác sinh ra trong một gia đình khỏe mạnh.
Bệnh có thể tấn công ngay khi bé còn trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh ra. Ước tính, 1/8000 trẻ sơ sinh sở hữu yếu tố di truyền bất thường mắc ung thư máu. Trẻ mắc hội chứng Down. Các nhà khoa học khẳng định, trẻ mắc chứng Down có khả năng phát triển ung thư máu cao hơn từ 10-20 lần so với thông thường. Dù vậy, thực tế người ta chỉ ghi nhận một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân ung thư máu được phát hiện nhóm đối tượng này.
Tiếp xúc với các chất độc hại. Giống như người lớn, một trong những yếu tố khiến trẻ có khả năng mắc ung thư là do tiếp xúc với các chất độc hại. Trong số các độc tố, tiếp xúc với khói thuốc lá, amiang, bức xạ tia cực tím từ mặt trời… được xem là những nguyên nhân gây ung thư hàng đầu. Tiếp xúc với bức xạ ion hóa. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, tiếp xúc với bức xạ ion hóa có thể làm tổn hại đến cấu trúc DNA, làm tăng nguy cơ ung thư máu và vài loại ung thư khác. Một trong những minh chứng điển hình của việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa gây ung thư là trường hợp phơi nhiễm phóng xạ từ các vụ đánh bom nguyên tử trong Chiến tranh Thế giới II. Tại đây, nhiều trường hợp ung thư máu được ghi nhận. Trong khi đó, tiếp xúc với bức xạ từ các vụ rò rỉ nhà máy điện hạt nhân khiến trẻ em có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp. Các nhà khoa học cảnh báo, mẹ bầu thường xuyên chụp X - Quang; tiến hành quét CT cho trẻ cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ phơi nhiễm bức xạ, tăng nguy cơ mắc các loại ung thư.
Chế độ ăn uống không lành mạnh. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, không đảm bảo dinh dưỡng… là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở trẻ.Để ngăn ngừa, các nhà khoa học khuyên nên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh để hấp thu các chất chống oxy hóa có lợi. Đặc biệt một nghiên cứu cho biết, thường xuyên ăn chuối, cam trong hai năm đầu cuộc đời là cách đơn giản chống lại sự tấn công của ung thư máu ở trẻ. Ngoài ra, nhiễm các loại vi rút như viêm gan B, HIV, Epstein-Barr cũng khiến trẻ đối diện với nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Trong số các loại ung thư, ung thư máu, não, xương, tinh hoàn, buồng trứng, lymphoma, rhabdomyosarcoma, neuroblastoma… khá phổ biến ở trẻ.
Theo các nhà khoa học, khoảng 5% các loại ung thư trẻ em bắt nguồn từ yếu tố đột biến di truyền. Những trẻ mà bố mẹ, người thân từng mắc bệnh có khả năng đối diện với nguy cơ ung thư cao hơn nhiều so với những bé khác sinh ra trong một gia đình khỏe mạnh.
Bệnh có thể tấn công ngay khi bé còn trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh ra. Ước tính, 1/8000 trẻ sơ sinh sở hữu yếu tố di truyền bất thường mắc ung thư máu.
Trẻ mắc hội chứng Down. Các nhà khoa học khẳng định, trẻ mắc chứng Down có khả năng phát triển ung thư máu cao hơn từ 10-20 lần so với thông thường. Dù vậy, thực tế người ta chỉ ghi nhận một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân ung thư máu được phát hiện nhóm đối tượng này.
Tiếp xúc với các chất độc hại. Giống như người lớn, một trong những yếu tố khiến trẻ có khả năng mắc ung thư là do tiếp xúc với các chất độc hại. Trong số các độc tố, tiếp xúc với khói thuốc lá, amiang, bức xạ tia cực tím từ mặt trời… được xem là những nguyên nhân gây ung thư hàng đầu.
Tiếp xúc với bức xạ ion hóa. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, tiếp xúc với bức xạ ion hóa có thể làm tổn hại đến cấu trúc DNA, làm tăng nguy cơ ung thư máu và vài loại ung thư khác. Một trong những minh chứng điển hình của việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa gây ung thư là trường hợp phơi nhiễm phóng xạ từ các vụ đánh bom nguyên tử trong Chiến tranh Thế giới II. Tại đây, nhiều trường hợp ung thư máu được ghi nhận.
Trong khi đó, tiếp xúc với bức xạ từ các vụ rò rỉ nhà máy điện hạt nhân khiến trẻ em có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp.
Các nhà khoa học cảnh báo, mẹ bầu thường xuyên chụp X - Quang; tiến hành quét CT cho trẻ cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ phơi nhiễm bức xạ, tăng nguy cơ mắc các loại ung thư.
Chế độ ăn uống không lành mạnh. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, không đảm bảo dinh dưỡng… là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở trẻ.
Để ngăn ngừa, các nhà khoa học khuyên nên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh để hấp thu các chất chống oxy hóa có lợi. Đặc biệt một nghiên cứu cho biết, thường xuyên ăn chuối, cam trong hai năm đầu cuộc đời là cách đơn giản chống lại sự tấn công của ung thư máu ở trẻ.
Ngoài ra, nhiễm các loại vi rút như viêm gan B, HIV, Epstein-Barr cũng khiến trẻ đối diện với nguy cơ mắc bệnh cao hơn.