GLTT: "Ung thư đại trực tràng: tiến bộ trong tầm soát, điều trị"

Google News

(Kiến Thức) - Các bác sĩ, chuyên gia y tế hàng đầu về UTĐTT vừa giải đáp hàng loạt băn khoăn của độc giả xung quanh căn bệnh này.

 
Từ trái sang phải là Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Chí Viết, Trưởng khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung bướu TP HCM; Bác sĩ Ung bướu Võ Kim Điền – Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV và Bác sĩ Ung bướu Gerard Desvignes - Trưởng Khoa Ngoại Tổng Quát, Bệnh viện FV
UTĐTT là loại ung thư ác tính thường gặp ở đường tiêu hóa. Ở các nước phát triển, tỉ lệ mắc bệnh chỉ đứng thứ hai sau ung thư phổi. Ở Việt Nam, UTĐTT đứng vị trí thứ 5, sau ung thư phổi, dạ dày, vú, vòm... và không phân biệt đối tượng là nam hay nữ.
UTĐTT xuất phát từ niêm mạc thành ruột già (lớp trong cùng), sau đó xâm lấn đến các lớp khác của thành ruột già gồm lớp dưới niêm mạc, lớp cơ vòng-cơ dọc, lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc (lớp ngoài cùng).
Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh cũng như giúp người dân sớm phát hiện và phòng tránh bệnh, hội thảo đã mời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tầm soát, chẩn đoán, chữa trị... ung thư đại trực tràng gồm:
1 - Bác sĩ Ung bướu Võ Kim Điền – Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV.
2 - Bác sĩ Ung bướu Gerard Desvignes - Trưởng Khoa Ngoại Tổng Quát, Bệnh viện FV.
3 - Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Chí Viết, Trưởng khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung bướu TP HCM.
Nội dung buổi giao lưu trực tuyến
- Thưa bác sĩ Điền, ông có thể cho biết cụ thể hơn về tỉ lệ mắc UTĐTT của người Việt Nam? Đại tiện ra máu nhẹ, không đau có phải là một trong những dấu hiệu của bệnh không?
BS Võ Kim Điền: UTĐTT là 1 trong 5 loại thường gặp nhất ở Việt Nam. Đại tiện ra máu không đau có thể là dấu hiệu của bệnh nhưng còn tùy độ tuổi. Nếu người trên 40 tuổi thì đó là một trong những dấu hiệu quan trọng. Dấu hiệu đó cũng có thể gặp ở 1 số bệnh khác như trĩ, đường ruột, tốt nhất nên đi khám để được tư vấn chính xác.
Bác sĩ Ung bướu Võ Kim Điền – Trung tâm điều trị ung thư Hy Vọng, Bệnh viện FV - trả lời câu hỏi của độc giả
- Bệnh UTĐTT có di truyền không, bác tôi bị bệnh xích ma, đã trị liệu cách đây 6 năm. Các con cháu bác tôi có cần đi khám không? Bệnh viện FV có phương pháp điều trị nào mới về loại UTĐTT này không?
BS Võ Kim Điền: Nếu người trong gia đình mắc UTĐTT, những người còn lại nên kiểm tra trước độ tuổi của người bị bệnh khoảng 10 năm. Người không có dấu hiệu gì ở độ tuổi 50 nên đi khám 10 năm/lần. Những người có triệu chứng về tiêu hóa nên tầm soát trực tiếp bằng nội soi. Các phương pháp phát hiện gồm:
1 - Thử phân tìm máu ẩn trong phân nếu có nên đi nội soi.
2 - Chụp bụng nếu thấy dấu hiệu bất thường cũng đi, nếu thấy polip nhỏ phân tích để xem sau bao nhiêu năm thành ung thư để kiểm tra tầm soát hợp lí.
3 - Xét nghiệm máu nếu dương tính mới đi nội soi, xét nghiệm phân để tìm. Những xét nghiệm hơi đắt tiền nhưng thế giới đang dần phát triển, giảm giá thành.
Trường hợp hợp của chị, rất cần thiết đi khám. Mỗi lứa tuổi có cách khác nhau, các thành viên trong gia đình nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn tốt nhất.
- Tôi là nam giới, bị loét hậu môn trong một thời gian dài, luôn đau dai dẳng, có phải là bị UTĐTT hay không?
BS Gerard Desvignes: Một vết loét có thể là dấu hiệu UT ĐTT nhưng cũng không thể nói lên đó là ung thư, cần sinh thiết mẫu tế bào ở vị trí vết loét thì mới có thể kết luận có bị ung thư hay không.
Bác sĩ Ung bướu Gerard Desvignes - Trưởng Khoa Ngoại Tổng Quát, Bệnh viện FV - trả lời câu hỏi của độc giả
- Thưa TS- BS Chí Viết, tôi năm nay 58 tuổi, khi đi cầu thường bị đau, đi cầu xong nhìn thấy máu tươi phủ lên phân, như vậy có vấn đề gì về UTĐTT hay không?Cách điều trị như thế nào?  
BS Bùi Chí Viết: Đây là vấn đề khá đặc biệt mà chúng ta cần phải quan tâm. UTĐTT thường xuất hiện ở độ tuổi từ 50 – 70, trong đó độ tuổi 60 là thường gặp nhất.
Ở độ tuổi của chị (58 tuổi), triệu chứng đi cầu ra máu tươi mà máu lại phủ lên phân không phải triệu chứng điển hình lắm về UTĐTT mà thiên về bệnh lành tính hơn là bệnh trĩ, nguyên nhân là do một tĩnh mạch ở trực tràng bị phồng, vỡ, gây xuất huyết. Tuy nhiên, vẫn cần phải lưu ý.
Để xác định được chính xác có phải là UTĐTT hay không, chị cần đến gặp bác sĩ, bác sĩ dùng ngón tay thăm khám, nếu là bệnh trĩ thì phần lồi ra ở phía hậu môn thấy mềm, dùng tay ấn vào, tổn thương biến mất. Ngược lại nếu là u thực, thăm khám bằng cách đó cũng sẽ cảm nhận được. Để khẳng định chắc chắn được có phải khối u hay không cần lấy mẫu tế bào xác định.
Với những biểu hiện như chị miêu tả thì thường nghiêng về trĩ nhiều hơn.
Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Chí Viết (trái) - Trưởng khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung bướu TP HCM - trả lời câu hỏi của độc giả
- Tôi nghe nói, khi mắc UTĐTT thì phẫu thuật triệt căn là tiên quyết? Điều này có đúng không? Ngoài ra, tôi cũng muốn hỏi rõ hơn về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện nay khi làm hậu môn nhân tạo.
BS Gerard Desvignes: Có 2 tình huống, nếu UTĐTT rất nhỏ, sau khi cắt polip bằng nội soi và không phát hiện tế bào ung thư thì không cần cắt. Tất cả các trường hợp khác, việc phẫu thuật là bắt buộc.
Nếu làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn thì gần như không có nhiều tiến triển. Với những người đã mở hậu môn nhân tạo và muốn đóng lại, gần đầy người ta có biện pháp hồi tràng ra da, sử dụng phương pháp giúp đóng hậu tràng dễ hơn ruột già và biến chứng cũng ít hơn. 
BS Bùi Chí Viết: Ở UTĐTT có thể phối hợp nhiều phương thức khác nhau như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, phân tử…
Về mặt phẫu thuật, phương pháp mổ hiện nay có nhiều thay đổi và tiến bộ. Trước đây, việc mổ phải tạo vết cắt rộng ít nhất 7 cm, bỏ hầu như toàn bộ trực tràng. Hiện nay, với kỹ thuật mới, chỉ phải mổ một đoạn dài 2cm.
Việc làm hậu môn nhân tạo cũng có nhiều tiến bộ, giúp người bệnh có cảm giác tốt hơn, có cảm giác khi mót đi ngoài, chất lượng sống tốt hơn.
Phương pháp hóa xạ trị trước mổ cũng giúp thu nhỏ kích thước khối u làm hạn chế phải mổ rộng hơn.
- Tôi được biết bệnh trĩ và UTĐTT đều có cùng triệu chứng là đại tiện ra máu. Làm thế nào để nhận biết bệnh trĩ và ung thư đại tràng.
BS Bùi Chí Viết: Trên thực tế đã từng có những tình huống đáng tiếc khi người bệnh bị UTĐTT nhưngkhi đi khám, người khám không đủ chuyên môn, chẩn đoán ko cẩn thận, nên cứ điều trị như trĩ trong thời gian kéo dài,  cho đến khi căn bệnh bị di căn mới phát hiện thì đã hết cơ hội kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân.
Khi có những triệu trứng như vậy, để xác định được chính xác đó có phải UTĐTT hay không, sau khi thăm khám, chẩn đoán vẫn cần làm xét nghiệm để khẳng định chính xác căn bệnh, mang lại cơ hội sống cho người bệnh.
- Mẹ tôi năm nay 55 tuổi, đã phẫu thuật đại tràng 4 năm và đã cắt nửa lá phổi phải. Có phải mẹ tôi đã bế tắc ở việc điều trị hay không và mẹ tôi có thể sống được bao lâu nữa?
BS Gerard Desvignes: UTĐTT là ung thư có khuynh hướng di căn xa, với những bệnh nhân đã phẫu thuật đại tràng hoàn toàn có thể di căn đến gan và phổi. Theo lý thuyết, nếu bệnh nhân bị di căn vào gan, nên cắt gan để hóa trị để cải thiện con đường sống. Nếu không làm gì có thể giết chết bệnh nhân trong vòng 3-4 năm, nếu can thiệp có thể duy trì cuộc sống dài hơn.
BS Võ Kim Điền: Hiện tại, với tiến bộ của hóa trị kết hợp với việc có loại thuốc nhắm trúng đích, tập trung vào các tế bào khu trú, bệnh nhân bị UTĐTT di căn vẫn có thể được trị bệnh, kéo dài thời gian sống.
- Tôi đã nội soi và phát hiện mình có nhiều polyp ở phần trực tràng đã 3 năm nay. Tôi có nguy cơ bị UTĐTT hay không? Tôi có nên tiến hành cắt bỏ những polyp đó?
Đối với UTĐTT, có 25-70% đều xuất hiện các polyp. Một người phát hiện có polyp trong đại tràng có thể là giai đoạn tiền ung thư, trong thời gian từ 10 – 15 năm có thể biến chứng thành UTĐTT.
Do vậy, nếu bạn phát hiện có polyp trong trực tràng thì nên đi cắt bỏ. Trường hợp có nhiều polyp, người ta gọi là đa polyp, nguy cơ biến chứng thành ung thư rất cao, cần cắt bỏ toàn bộ khu vực này để phòng ngừa. Những polyp lớn  từ 1- 2cm thì nguy cơ ác tính càng nhiều hơn, polyp nhỏ nguy cơ ít hơn. Khi cắt bỏ, bạn đừng bao giờ quên tiến hành xét nghiệm để xác định xem có phải tế bào ác tính hay không.
Các phương pháp chính trị UTĐTT.
- Tôi bị UTĐTT, đã phẫu thuật, bác sĩ chuyển sang khoa nội để hóa trị tuy nhiên sau đó bác sĩ nói không cần hóa trị. Thưa bác sĩ, nếu bị UTĐTT, có cần phẫu thuật không và khám ở đâu?
BS Võ Kim Điền: Dựa vào các yếu tố, kích thước và độ xâm lấn, sự di căn có thể chẩn đoán rằng, ở giai đoạn 2, nếu bướu kích thước lớn nhưng chưa xâm lấn ra ngoài thanh mạc trực tràng, thì không cần thiết điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật.
Nếu bệnh ở giai đoạn trễ hơn, xâm lấn ra ngoài thanh mạc và kích thước lớn thì hóa trị có thể giảm di căn tại chỗ. Với UTĐTT, nếu làm xạ trị sau khi mổ, vẫn có thể phòng ngừa tái phát và di căn xa.
Giả sử bệnh nhân muốn biết chính xác, cần có hồ sơ và phân tích giải phẫu để biết chính xác giai đoạn bệnh, từ đó chúng tôi mới quyết định có cần phẫu thuật không. 
BS Bùi Chí Viết: Chúc mừng chị vì trường hợp người này ở giai đoạn sớm. Ở giai đoạn 1, chỉ phẫu thuật là đủ. Ở giai đoạn 2, 3: 50% số bệnh nhân sẽ có diễn biến mới, có thể là di căn, tái phát sau phẫu thuật một thời gian, cần hỗ trợ bằng hóa trị hoặc thuốc. 
BS Võ Kim Điền: Tôi hoàn toàn đồng ý với bác sĩ Viết. Thêm 1 chút, gần đây có một số nghiên cứu cho thấy, uống Aspirin có tác dụng phòng ngừa UTĐTT. Tuy nhiên, những kết quả này chưa thể khẳng định chắc chắn, bởi vậy nên bạn có nghe đâu đó thì cũng nên cân nhắc trước khi áp dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
- Xin bác sĩ cho biết, người bị UTĐTT trước và sau phẫu thuật cần lưu ý chế độ ăn uống như thế nào?
BS Gerard Desvignes: Đây là câu hỏi gây tranh cãi nhiều nhất cho các bác sĩ phẫu thuật đường tiêu hóa nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ nay.
Trước đây, người ta quan niệm, trước khi phẫu thuật phải ăn kiêng với các chế độ phức tạp nhưng hiện nay đã đơn giản hơn nhiều. Trước khi phẫu thuật không cần phải có các chế độ ăn uống gì đặc biệt. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Người bệnh tiến hành phẫu thuật cắt đoạn nào trong đại tràng thì có chế độ ăn sau mổ sao cho phù hợp.
Theo quan điểm, kinh nghiệm của tôi, nếu người bệnh phẫu thuật cắt bên phải, cắt ngang hoặc trái đại tràng thì không cần có chế độ ăn đặc biệt nhưng nếu cắt đoạn dưới đại tràng thì cần phải lưu ý tránh ăn các thức ăn có nhiều chất xơ, cặn để giảm việc tạo phân trong một thời gian.
Những vị trí thường gặp trong UTĐTT.
- Bác sĩ có thể cho biết, với bệnh nhân đang điều trị UTĐTT, thì chế độ dinh dưỡng thế nào là hợp lý, cần kiêng khem thế nào? nhất là khi làm xạ trị, hóa trị?
BS Võ Kim Điền: Trong điều trị UTĐTT, dinh dưỡng đối với bệnh nhân là vấn đề rất quan trọng. Cơ thể chúng ta cần nuôi dưỡng bằng thức ăn, nếu bệnh nhân không chịu ăn mà chỉ trông chờ vào thuốc thì bác sĩ cũng vô phương. Do vậy, bệnh nhân bị UTĐTT cần phải ăn uống đều đặn để giữ sức khẻo. Chế độ ăn làm sao để tránh táo bón như ăn nhiều rau, ít thịt nhưng cũng cần lưu ý ăn sao cho đủ chất, không nên kiêng cữ quá dẫn đến thiếu dinh dưỡng.
Bệnh nhân nên nhớ là tế bào ung thư phát triển rất nhanh. Nếu chúng ta nhịn đói chính là đang bỏ đói tế bào khỏe, lành tính trong cơ thể nên bệnh nhân cần ăn đúng cách để có sức khỏe chống chọi với bệnh.
Tại bệnh viện FV luôn có các chuyên gia dinh dưỡng lên chế độ dinh dưỡng cụ thể cho từng người bệnh để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
- Xin bác sĩ cho biết, những thói quen ăn uống nào là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư đại trực tràng? Khi phát hiện mắc bệnh này, có thể sống thêm được bao lâu?

BS Bùi Chí Viết: Đối với ung thư  nói chung và UTĐTT nói riêng, cách phòng ngừa tốt nhất là bằng cách tiêm vắc xin phòng ngừa. Ví dụ như một số loại vắc xin chúng ta thường biết như vắc xin phòng chống viêm gan B, ung thư cổ tử cung. Các loại khác chưa có vắc xin nhưng vẫn phòng ngừa được theo thói quen ăn uống, 40% ung thư có thể phòng ngừa được.

Nếu đã bị chẩn đoán mắc UTĐTT thì nên hạn chế thịt động vật, ăn ít đạm (vì đây là những yếu tốt sinh bệnh), ít các loạt thịt nướng, mỡ động vật hay thực phẩm chế biến sẵn. Đó là những nguyên nhân gây tăng UTĐTT. Tăng cường chất xơ từ củ quả làm nồng độ PH giảm và tăng axit amin chuỗi ngắn và các yếu tố vi lượng. Ăn nhiều chất xơ tích tụ nhiều yếu tốt sinh u để làm thải các chất độc nhanh nhất. Rượu bia và thuốc lá là những yếu tố sinh u.

Nên có chế độ lựa chọn thực phẩm tốt để phòng ngừa, làm ruột vận động để không bị táo bón do sinh u.

Khi xét bệnh nhân trong nhóm UTĐTT ở giai đoạn 3 đã được điều trị, ai vận động thường xuyên thì ít bị tái phát bệnh và tuổi thọ của họ kéo dài hơn. Do đó, nên có chế độ luyện tập năng động để giảm thiểu nguy cơ mắc UTĐTT.
 - Bạn tôi bị UTĐTT đã nhiều năm, nhưng sợ đau, không dám tiến hành phẫu thuật. Xin hỏi có biện pháp nào điều trị tích cực? Nếu phẫu thuật thì công nghệ hiện nay là gì?
BS Võ Kim Điền: Phẫu thuật vẫn là chìa khóa thành công trong UTĐTT, từ chối phẫu thuật là từ chối cơ may khỏi bệnh. Nếu sợ đau nên trao đổi với bác sĩ để hỗ trợ về thuốc giảm đau, tâm lý. Hiện không có phương pháp nào thay thế phẫu thuật trong UT tiêu hóa nói chung và UTĐTT nói riêng.
Bệnh viện FV có Trung tâm điều trị Ung thư Hy Vọng, vậy Bệnh viện đã từng điều trị cho một bệnh nhân mắc UTĐTT chưa? Quy trình điều trị tại đây thế nào?
BS Võ Kim Điền: Bệnh viện FV có khoa điều trị ung thư 10 năm nay, đã điều trị cho khá nhiều nhiều bệnh nhân UTĐTT. Chúng tôi áp dụng phác đồ điều trị theo từng bước, từ chẩn đoán, tổ chức hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành ung thư, tiêu hóa, phẫu thuật... để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Đồng thời, Bệnh viện FV áp dụng phương pháp điều trị phối hợp như đã nói ở trên, mang lại kết quả tốt nhất cho nhiều người bệnh.
Tôi xin kể một trường hợp bệnh nhân, sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u đại trực tràng, được điều trị bằng hóa trị, bệnh nhân khỏi bệnh và khỏe mạnh suốt 4 năm thì phát hiện di căn, ung thư gan. Chúng tôi tiếp tục phẫu thuật cắt khối ung thư gan trái và áp dụng phương pháp nhắm trúng đích để điều trị cho bệnh nhân, hiện đã 4 năm rồi bệnh nhân vẫn khỏe. 
- Ở Bệnh viện FV, chi phí điều trị cho một ca UTĐTT là bao nhiêu?
BS Võ Kim Điền: Câu hỏi này khó trả lời chính xác. Chúng tôi phải biết ung thư ở giai đoạn nào để sử dụng phương pháp điều trị hợp lí. Ung thư ở đoạn nào thì kĩ thuật mổ sẽ khác. Ví dụ ung thư đại tràng phải, trái hay ngang hay trên cao so với trực tràng, khâu nối đơn giản không cần sử dụng máy nối thì chi phí thấp, sử dụng máy chi phí cao.

Nếu phải sử dụng hóa trị sau mổ, chi phí ắt sẽ cao. Phải có hồ sơ bệnh án chi tiết chúng tôi mới có phác đồ điều trị hợp lí và tính chi phí chính xác được.

Nếu có người thân chẳng may mắc bệnh, bạn hãy tới Bệnh viện FV để tham gia buổi tư vấn cho bệnh nhân. Bạn ghé trực tiếp, mang theo hồ sơ đầy đủ để được tư vấn cụ thể nên làm gì và chi phí bao nhiêu.
Một bệnh nhân từng điều trị UTĐTT ở FV chia sẻ:

Tôi là Nguyễn Văn Tín, 21B/8 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP HCM, là bệnh nhân mổ UTĐTT ở FV 4 năm trước, không biết các bác sĩ còn nhớ tôi không?

Bốn năm trước, tôi phát hiện đi đại tiện ra máu, đi khám và xét nghiệm làm sinh thiết tôi nhận được kết quả bị UTĐTT. Lúc đó, tôi không hiểu gì về căn bệnh này, chỉ nôm na nghĩ rằng thế là chết rồi. Có buổi gặp lại các bác sĩ hôm nay, tôi mới thực sự hiểu rõ về căn bệnh của mình, các thông tin hôm nay giúp tôi có thể giúp đỡ người thân của mình hiểu đề phòng tránh tốt hơn.
Nhớ lại lúc đó, nhiều bác sĩ khác khẳng định tôi phải mổ và đeo hậu môn giả với cái bịch chất thải này suốt đời, dù chữa ở Việt Nam hay nước ngoài. Nhưng may mắn tôi tìm đến Bệnh viện FV, nhờ bác sĩ Sơn, bác sĩ Điền, bác sĩ Nicolai… khẳng định tôi sống được ít nhất 5 năm nữa, khả năng không phải đeo hậu môn giả rất lớn, tôi quyết tâm điều trị.
Bác sĩ Gerard trực tiếp mổ cho tôi. Sau khi điều trị hóa trị xong, bác sĩ Gerard cho tôi biết 90% là không phải đeo hậu môn giả và  sau 1 năm tôi khỏe trở lại. Đến nay 4 năm, tôi khỏe mạnh, vẫn đi đánh tennis hàng ngày, sinh hoạt hoàn toàn bình thường… Sắp tới tôi sẽ gặp bác sĩ Sơn để kiểm tra lại.
Tôi xin cảm ơn các bác sĩ cho tôi hiểu thêm về toàn bộ quá trình diễn tiến UTĐTT, các phương pháp điều trị, cho tôi cuộc sống khỏe mạnh đến ngày hôm nay.
Gửi câu hỏi ở đây
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu



 

Bình luận(2)

Minh Hiền

thanh ha

Xin chào bác sỹ .cháu có mẹ bị UĐTT đã mỗ cách đây 3năm .thời gian gần đây mẹ cháu thấy mệt và hay buồn nôn ăn không được .bệnh viện bảo mẹ cháu bị di căn sag gan.xin BS có thể tư vấn giúp cháu voi bệnh của mẹ cháu bay gio thì có cách điều trị gì để mẹ cháu có thể duy trì thêm cs khong ạ.và chi phí là bao nhiêu ạ

Minh Hiền

tran van tung

me toi nam nay 57 tuoi bi ung thu truc trang va xa tri cung phau thuat cat bo vao nam thag 12/2009 den nay nam 2014 benh tai phat di can sang phoi va tu cung. va dag dieu tri bang hoa tri. cho toi hoi lieu me toi thoi gian song co the keo dai duoc bao nhieu nam nua. xin cam on