Cụ thể, bằng cách gửi các cuộc gọi tự động có nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng của xét nghiệm sàng lọc bệnh qua điện thoại sẽ giúp giảm thiểu được 30% tỷ lệ mắc bệnh.
|
Nhiều người quan niệm phân tích mẫu chất thải gây khó chịu và bẩn thỉu. Thực tế, phương pháp này không gây đau đớn và là cách hiệu quả để ngăn ngừa ung thư đại tràng.
|
Nhận định trên có được khi giới khoa học tiến hành nghiên cứu 6.000 người dân có khả năng dễ mắc bệnh đường ruột tại khu vực Oregon và Washington (Mỹ). Ở đó, họ tiến hành gửi lời cảnh báo tự động đến 3000 người về tầm quan trọng của quá trình sàng lọc và nhắc nhở người dân để tâm đến các dấu hiệu bất thường có trong phân.
Sau sáu tháng thường xuyên gửi thông điệp, các nhà khoa học thống kê có 22,5% lượng người nhận được cuộc gọi nhắc nhở đã làm theo hướng dẫn. Trong khi đó, chỉ có 16% số người không nhận được hướng dẫn đã thực hiện khám sức khỏe. Kết quả ấn tượng này cũng từng được công bố trên Tạp chí Chăm sóc Y tế (Mỹ).
Nhận xét về công trình nghiên cứu, David Mosen đến từ Trung tâm Nghiên cứu Kaiser Permanente cho biết: “Hầu hết những người dễ mắc
ung thư đại tràng tại Mỹ thường bỏ qua các cuộc sàng lọc cần thiết. Ứng dụng tự động này chỉ cần mất một thời gian ngắn là có thể gửi lời cảnh báo đến lượng lớn người dân. Chúng ta nên khuyến khích áp dụng nó”.
Theo thống kê, khoảng 52.000 người dân Mỹ tử vong vì
ung thư đại tràng mỗi năm. Xét nghiệm sàng lọc là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện bệnh sớm, đặc biệt đối với những người trên 50 tuổi. Các phương pháp sàng lọc gồm có nội soi đại tràng sigma hoặc tiến hành phân tích mẫu phân.
Nói về tầm quan trọng của sàng lọc
xét nghiệm, tiến sĩ Adrianne Feldstein cho biết: “Phương pháp phân tích mẫu chất thải được thực hiện rất dễ dàng và không gây đau đớn. Nhiều người quan niệm nó gây khó chịu và bẩn thỉu. Truyền thông về tầm quan trọng của sàng lọc sẽ giúp họ sớm hành động để phát hiện bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị”.