Mâm trầu khiêng của người Nam Bộ xưa, hiện vật của Bảo tàng TP HCM. Mâm trầu cau được dùng để đựng và vận chuyển trầu cau, là một vật phẩm không thể thiếu trong hôn lễ truyền thống của người Việt.Tùy theo vùng miền và gia cảnh của người tổ chức hôn lễ mà mâm trầu cau có sự khác biệt về kích thước, kiểu dáng. Chiếc mâm trầu ở Bảo tàng TP HCM được tạo hình như một bảo tháp Phật giáo, kích thước khá lớn, tạo tác tinh xảo, từng thuộc về một gia đình giàu có.Mâm có 8 cạnh, mặt ngoài được ghép lại bằng các tấm gỗ chạm trổ cầu kỳ các mô típ hoa lá, vật báu, sơn son thiếp vàng lộng lẫy.Đỉnh mâm có hình búp sen, biểu tượng của đức tin Phật giáo.Các góc quanh đỉnh trang trí hình rồng, linh vật hàng đầu trong Tứ linh phương Đông.Mặt ngoài mâm có các cánh cửa, được đóng mở bằng bản lề khi cần đưa trầu cau vào hoặc lấy trầu cau ra.Phía trong mâm là một cái khay gỗ để đặt trầu, trên có 2 quài cau. Theo tục lệ ở Nam Bộ, trầu được bày 8 xấp, mỗi xấp 8 lá, tổng cộng 64 lá tượng trưng cho 64 quẻ trong Kinh Dịch.Khi hành lễ, mâm trầu được phủ khăn điều, đặt trong kiệu do bốn người khiêng.Do quan niệm mâm trầu trong lễ cưới tượng trưng cho vạn vật trong vũ trụ nên tàu, ghe kiêng cữ không dám chở, buộc phải khiêng bằng sức người.Trong văn hóa Việt, trầu cau là biểu tượng cho sự gắn bó son sắt giữa vợ chồng. Điều này được phản ảnh qua sự tích trầu cau, một truyện cổ tích rất nổi tiếng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam...Ngày nay, tục ăn trầu và mời trầu đã không còn phổ biến như xưa nhưng trầu cau vẫn hiện diện trong việc giao hiếu, kết thân, lễ tế, cưới hỏi…Những vật dụng dùng trong tục ăn trầu vẫn còn nguyên giá trị văn hóa, là dấu ấn của một phong tục tập quán mà người dân Việt đã lưu giữ từ ngàn đời nay. Mời quý độc giả xem video: Trải nghiệm múa lân sư rồng | VTV TSTC.
Mâm trầu khiêng của người Nam Bộ xưa, hiện vật của Bảo tàng TP HCM. Mâm trầu cau được dùng để đựng và vận chuyển trầu cau, là một vật phẩm không thể thiếu trong hôn lễ truyền thống của người Việt.
Tùy theo vùng miền và gia cảnh của người tổ chức hôn lễ mà mâm trầu cau có sự khác biệt về kích thước, kiểu dáng. Chiếc mâm trầu ở Bảo tàng TP HCM được tạo hình như một bảo tháp Phật giáo, kích thước khá lớn, tạo tác tinh xảo, từng thuộc về một gia đình giàu có.
Mâm có 8 cạnh, mặt ngoài được ghép lại bằng các tấm gỗ chạm trổ cầu kỳ các mô típ hoa lá, vật báu, sơn son thiếp vàng lộng lẫy.
Đỉnh mâm có hình búp sen, biểu tượng của đức tin Phật giáo.
Các góc quanh đỉnh trang trí hình rồng, linh vật hàng đầu trong Tứ linh phương Đông.
Mặt ngoài mâm có các cánh cửa, được đóng mở bằng bản lề khi cần đưa trầu cau vào hoặc lấy trầu cau ra.
Phía trong mâm là một cái khay gỗ để đặt trầu, trên có 2 quài cau. Theo tục lệ ở Nam Bộ, trầu được bày 8 xấp, mỗi xấp 8 lá, tổng cộng 64 lá tượng trưng cho 64 quẻ trong Kinh Dịch.
Khi hành lễ, mâm trầu được phủ khăn điều, đặt trong kiệu do bốn người khiêng.
Do quan niệm mâm trầu trong lễ cưới tượng trưng cho vạn vật trong vũ trụ nên tàu, ghe kiêng cữ không dám chở, buộc phải khiêng bằng sức người.
Trong văn hóa Việt, trầu cau là biểu tượng cho sự gắn bó son sắt giữa vợ chồng. Điều này được phản ảnh qua sự tích trầu cau, một truyện cổ tích rất nổi tiếng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam...
Ngày nay, tục ăn trầu và mời trầu đã không còn phổ biến như xưa nhưng trầu cau vẫn hiện diện trong việc giao hiếu, kết thân, lễ tế, cưới hỏi…
Những vật dụng dùng trong tục ăn trầu vẫn còn nguyên giá trị văn hóa, là dấu ấn của một phong tục tập quán mà người dân Việt đã lưu giữ từ ngàn đời nay.
Mời quý độc giả xem video: Trải nghiệm múa lân sư rồng | VTV TSTC.