Những ngày qua, mã độc WannaCry là cái tên được rất nhiều người dân nhắc tới không chỉ trên những trang báo mà còn là qua những câu chuyện ở quán trà đá nơi vỉa hè. Ai cũng sợ loại mã độc tống tiền này bởi sức công phá và độ nguy hiểm của chúng khiến nhiều người bị mất tiền hoặc bị khóa tài liệu.Tuy nhiên, với các dân mạng, những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính và mạng xã hội nhất thì họ lại có phần "coi thường" virus WannaCry và đã biến chúng thành chủ đề của những bức ảnh chế.Dân mạng chỉ coi loại virus WannaCry có chức năng lấy cắp dữ liệu, gửi kèm thư tống tiền lây lan trên toàn cầu cực nguy hiểm chỉ là một phép tính trên máy tính và có thể giải bất cứ lúc nào.Tuy nhiên, nhiều dân mạng cũng lo sợ rằng, đến chiếc điện tử cầm tay của tuổi thơ cũng sẽ bị mã độc WannaCry phá hoại.Chiếc điện thoại "cục gạch" của những thập niên trước cũng đứng trước mối hiểm họa WannaCry chiếm đóng.Theo tìm hiểu của PV, Ransomware nói chung và virus Wanna Cry 2.0 nói riêng là một hình thức tấn công mạng liên quan đến việc tin tặc (hacker) chiếm quyền kiểm soát máy tính, khiến người dùng không thể truy cập cho đến khi trả tiền chuộc. Do đó, ransomware thường được gọi là mã độc tống tiền.Theo tiến trình, tội phạm truy cập được máy tính trong trường hợp nạn nhân tải nhầm một tài liệu hoặc phần mềm đã bị nhiễm mã độc ransomware. Sau khi mã độc thâm nhập, nó sẽ bắt đầu quá trình mã hóa từng tệp tin trong máy tính của nạn nhân.Tiếp đó, hacker sẽ nhắn tin và đòi mức tiền chuộc để lấy lại toàn bộ dữ liệu trong máy tính. Còn nếu chủ nhân không chịu thanh toán thì toàn bộ dữ liệu đã bị nhiễm mã độc Wanna Cry sẽ mất sạch.Hiện tại mã độc WannaCry đã xâm lấn đến 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam là một trong những nước bị thiệt hại nặng nề nhất với con virus khủng khiếp này. Ảnh sử dụng trong bài: Sưu tầm Facebook.
Những ngày qua, mã độc WannaCry là cái tên được rất nhiều người dân nhắc tới không chỉ trên những trang báo mà còn là qua những câu chuyện ở quán trà đá nơi vỉa hè. Ai cũng sợ loại mã độc tống tiền này bởi sức công phá và độ nguy hiểm của chúng khiến nhiều người bị mất tiền hoặc bị khóa tài liệu.
Tuy nhiên, với các dân mạng, những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính và mạng xã hội nhất thì họ lại có phần "coi thường" virus WannaCry và đã biến chúng thành chủ đề của những bức ảnh chế.
Dân mạng chỉ coi loại virus WannaCry có chức năng lấy cắp dữ liệu, gửi kèm thư tống tiền lây lan trên toàn cầu cực nguy hiểm chỉ là một phép tính trên máy tính và có thể giải bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, nhiều dân mạng cũng lo sợ rằng, đến chiếc điện tử cầm tay của tuổi thơ cũng sẽ bị mã độc WannaCry phá hoại.
Chiếc điện thoại "cục gạch" của những thập niên trước cũng đứng trước mối hiểm họa WannaCry chiếm đóng.
Theo tìm hiểu của PV, Ransomware nói chung và virus Wanna Cry 2.0 nói riêng là một hình thức tấn công mạng liên quan đến việc tin tặc (hacker) chiếm quyền kiểm soát máy tính, khiến người dùng không thể truy cập cho đến khi trả tiền chuộc. Do đó, ransomware thường được gọi là mã độc tống tiền.
Theo tiến trình, tội phạm truy cập được máy tính trong trường hợp nạn nhân tải nhầm một tài liệu hoặc phần mềm đã bị nhiễm mã độc ransomware. Sau khi mã độc thâm nhập, nó sẽ bắt đầu quá trình mã hóa từng tệp tin trong máy tính của nạn nhân.
Tiếp đó, hacker sẽ nhắn tin và đòi mức tiền chuộc để lấy lại toàn bộ dữ liệu trong máy tính. Còn nếu chủ nhân không chịu thanh toán thì toàn bộ dữ liệu đã bị nhiễm mã độc Wanna Cry sẽ mất sạch.
Hiện tại mã độc WannaCry đã xâm lấn đến 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam là một trong những nước bị thiệt hại nặng nề nhất với con virus khủng khiếp này. Ảnh sử dụng trong bài: Sưu tầm Facebook.