Mấy ngày qua dư luận xôn xao vụ 3 du khách Anh tử nạn tại thác Datanla, Đà Lạt. Nhiều câu hỏi được đặt như: Để xảy ra tai nạn trách nhiệm thuộc về đơn vị nào? Những đơn vị nào phải chịu trách nhiệm liên đới? Công ty Đam mê Đà Lạt chỉ bán vé tour, không ký hợp đồng và không mua bảo hiểm cho 3 du khách là đúng hay sai? Công ty du lịch Đam Mê) sẽ bị xử lý thế nào?....
Để giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của độc giả, báo điện tử Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
|
Hiện trường nơi 3 du khách rơi xuống - Ảnh: NLĐ |
Dalat Tourist lơi lỏng giám sát
Theo quan điểm của luật sư Tiến, trong vụ việc 3 du khách Anh tử nạn tại thác Datanla, để xác định được trách nhiệm chính hay trách nhiệm liên đới thuộc về bên nào thì chúng ta xác định được vai trò của mỗi bên trong giao dịch dân sự trên.
Khi du khách trả phí dịch vụ cho Công ty TNHH dịch vụ du lịch Đam Mê - Đà Lạt (Công ty du lịch Đam Mê) để tham gia vào hoạt động tại khu du lịch mạo hiểm tại Thác Datanla (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) thì hai bên đã ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau thông qua một giao dịch dân sự . Cả hai đơn vị này đã không tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh du lịch theo quy định tại Điều 40 và 50 trong luật du lịch Việt Nam năm 2005.
Theo bà Trần Thị Hồng Nhạn (Tổng giám đốc Dalat Tourist) thì theo quy chế của ngành, tại khu du lịch Datanla, chỉ có Dalat Tourist mới có đủ điều kiện và trách nhiệm đứng ra tổ chức các tour mạo hiểm. Bởi đơn vị này đầy đủ trang thiết bị bảo hộ theo tiêu chuẩn châu Âu, đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp do huấn luyện viên người Pháp đào tạo. Tuy nhiên, một số đơn vị lữ hành không làm theo quy chế, đưa khách băng rừng đi chui từ hướng đèo Prenn vào. Vụ việc đang được điều tra xác minh.
Theo các thông tin trên các phương tiện đại chúng thì Công ty Du Lịch Đam Mê tổ chức du lịch mạo hiểm du dây vượt thác "chui" không mua vé và sử dụng các thiết bị an toàn do Dalat Tourist cung cấp. Ba du khách này là khách của một Công ty Du Lịch Đam Mê thì công ty đó là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu có kết luận về việc Công ty này có hành vi vi phạm thì Công ty có thể bị đình chỉ hoạt động và chịu nghĩa vụ bồi thường đối với người bị nạn.
Riêng đối với hướng dẫn viên Đặng Văn Sỹ (26 tuổi), nếu kết quả điều tra cho thấy người này cố tình dẫn du khách đi chui và biết rõ nguy hiểm cho du khách nhưng vẫn tổ chức đi trong khi không đủ điều kiện về kỹ năng và đảm bảo an toàn thì cơ quan điều tra sẽ xem xét trách nhiệm hình sự cả đối với hướng dẫn viên và người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Về phía Dalat Tourist, họ đã được giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức các tour du lịch mạo hiểm tại thác Datanla nhưng không quản lý được khách ra vào thác - đó là sự lơi lỏng trong giám sát hoạt động du lịch mạo hiểm của cơ quan chức năng và sự lơ là tuân thủ các quy định an toàn của các đơn vị tổ chức. Là đơn vị chủ quản của khu du lịch Datanla, lẽ ra công ty này phải có các biện pháp hữu hiệu kiểm soát người ra vào thác, có lực lượng tuần tra bảo vệ ở những khu vực nguy hiểm để kịp thời can thiệp, cảnh báo cho du khách...
Không ký hợp đồng với 3 du khách là trái luật
Về việc Công ty Đam mê Đà Lạt không mua bảo hiểm cho 3 du khách luật sư Tiến khẳng định việc Công ty Đam mê Đà Lạt không mua bảo hiểm cho 3 du khách không trái với quy định của pháp luật. Ông Tiến phân tích, đối với bảo hiểm du lịch cho hành khách, theo quy định tại Điều 40 và 50 trong luật du lịch Việt Nam năm 2005 không có quy định bắt buộc các doanh nghiệp lữ hành phải tiến hành mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch mà việc mua bảo hiểm chỉ phát sinh khi khách du lịch có yêu cầu.
Tuy nhiên nếu khách hàng du lịch trong nước theo tour có quyền đòi hỏi công ty lữ hành phải mua bảo hiểm cho mình (vì thực tế trong giá bán tour của công ty lữ hành có bao gồm phí bảo hiểm du lịch). Do đó, hành khách du lịch tự do lại càng không bắt buộc phải mua bảo hiểm du lịch. Đây cũng chính là nguyên nhân mà hiện nay việc tham gia bảo hiểm du lịch trong nước vẫn chưa được quan tâm.
Về hợp đồng du lịch giữa đơn vị kinh doanh lữ hành và hành khách, ông Tiến cho rằng, việc Công ty Đam mê Đà Lạt không ký hợp đồng với 3 du khách là trái với quy định của pháp luật.
Theo Nghị định số: 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì đối với các hành vi “Không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định” thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Khoản 2, Điều 42)
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa không đủ ba năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;
b) Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế không đủ bốn năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành;
c) Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành sử dụng giấy tờ xác nhận về thời gian làm việc không đúng với thực tế để điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành;
d) Hợp đồng lữ hành đã ký kết thiếu một trong những nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có chương trình du lịch bằng văn bản cho khách du lịch hoặc đại diện nhóm khách du lịch theo quy định;
b) Không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định;
>>> Video: Thêm 1 du khách tử nạn tại thác Pongour - Nguồn VTC1/VTCTube: