Trong số 12 nạn nhân vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng ở Lâm Đồng, chỉ duy nhất chị Đặng Thị Hồng Ngọc, 26 tuổi (Cát Văn, Thanh Chương, Nghệ An) là nữ. Chị bị kẹt trong hầm cùng với anh chồng và em họ của chồng. Chồng chị là quản lý lán trại trộn bê tông cho công trình. Hai vợ chồng chị vừa gửi con cái ở quê cho ông bà trông để vào Lâm Đồng làm việc cho công trình hầm thủy điện Đạ Dâng được hơn 1 tháng thì vụ tai nạn sập hầm diễn ra. Chồng chị Ngọc may mắn hơn khi lúc đó anh đang làm việc ở bên ngoài hầm. Theo các công nhân làm cùng, thu nhập của vợ chồng chị Ngọc một tháng được khoảng 6 triệu, họ chi tiêu rất tiết kiệm, còn bao nhiều gửi hết về quê cho ông bà nuôi 2 con. Dù cuộc sống khó khăn nhưng vợ chồng chị Ngọc đi đâu cũng quấn quýt, sống vui vẻ, hòa đồng với anh em đồng nghiệp. Sáng 23/12, chị Ngọc đã được xuất viện. Chị xúc động ôm chầm các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và ríu rít cảm ơn những thầy thuốc đã hết lòng cứu chữa mình. “Tôi sẽ không bao giờ quên những ngày ở đây với tình cảm đặc biệt mà các y bác sĩ bệnh viện này dành cho tôi”.Chị Ngọc chia sẻ: “Giờ mình thấy yêu đời lắm, đọc báo thấy tin tức nói chuyện người ta tự tử tôi ghét lắm. Được sống là vui lắm rồi”. Sau khi ra viện, chị Ngọc được chồng đưa về nhà là một lán trại nhỏ nằm ở khu vực Thủy điện Đạ Dâng. Chị Ngọc cho biết sức khỏe hiện tại của chị rất tốt, chị có thể đi lại làm các việc nhà như tưới rau, giặt đồ và nấu bữa cơm cho gia đình.
Con trai 5 tuổi của chị Ngọc được vợ chồng chị gửi ông bà nội nuôi ở quê nhà. Khi được giải cứu ra khỏi đoạn hầm sập, chị Ngọc cho biết, nhờ nghĩ đến các con và chồng cùng bố mẹ già ở quê mà chị có thêm nghị lực, hy vọng để vượt qua thời điểm kinh khủng đó. Bộ mẹ chồng chị Ngọc ở quê vỡ òa hạnh phúc khi hay tin con trai, con dâu được giải cứu thành công, hiện đã xuất viện, sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định.
Trong số 12 nạn nhân vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng ở Lâm Đồng, chỉ duy nhất chị Đặng Thị Hồng Ngọc, 26 tuổi (Cát Văn, Thanh Chương, Nghệ An) là nữ. Chị bị kẹt trong hầm cùng với anh chồng và em họ của chồng.
Chồng chị là quản lý lán trại trộn bê tông cho công trình. Hai vợ chồng chị vừa gửi con cái ở quê cho ông bà trông để vào Lâm Đồng làm việc cho công trình hầm thủy điện Đạ Dâng được hơn 1 tháng thì vụ tai nạn sập hầm diễn ra. Chồng chị Ngọc may mắn hơn khi lúc đó anh đang làm việc ở bên ngoài hầm.
Theo các công nhân làm cùng, thu nhập của vợ chồng chị Ngọc một tháng được khoảng 6 triệu, họ chi tiêu rất tiết kiệm, còn bao nhiều gửi hết về quê cho ông bà nuôi 2 con.
Dù cuộc sống khó khăn nhưng vợ chồng chị Ngọc đi đâu cũng quấn quýt, sống vui vẻ, hòa đồng với anh em đồng nghiệp.
Sáng 23/12, chị Ngọc đã được xuất viện. Chị xúc động ôm chầm các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và ríu rít cảm ơn những thầy thuốc đã hết lòng cứu chữa mình. “Tôi sẽ không bao giờ quên những ngày ở đây với tình cảm đặc biệt mà các y bác sĩ bệnh viện này dành cho tôi”.
Chị Ngọc chia sẻ: “Giờ mình thấy yêu đời lắm, đọc báo thấy tin tức nói chuyện người ta tự tử tôi ghét lắm. Được sống là vui lắm rồi”.
Sau khi ra viện, chị Ngọc được chồng đưa về nhà là một lán trại nhỏ nằm ở khu vực Thủy điện Đạ Dâng. Chị Ngọc cho biết sức khỏe hiện tại của chị rất tốt, chị có thể đi lại làm các việc nhà như tưới rau, giặt đồ và nấu bữa cơm cho gia đình.
Con trai 5 tuổi của chị Ngọc được vợ chồng chị gửi ông bà nội nuôi ở quê nhà. Khi được giải cứu ra khỏi đoạn hầm sập, chị Ngọc cho biết, nhờ nghĩ đến các con và chồng cùng bố mẹ già ở quê mà chị có thêm nghị lực, hy vọng để vượt qua thời điểm kinh khủng đó.
Bộ mẹ chồng chị Ngọc ở quê vỡ òa hạnh phúc khi hay tin con trai, con dâu được giải cứu thành công, hiện đã xuất viện, sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định.