Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, nằm ở thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng gây chấn động dư luận sáng ngày hôm nay (16/12). Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang được đẩy mạnh. Làm thế nào những người đang có mặt trong hầm thoát được lưỡi hái của tử thần? Điều đầu tiên mà các nạn nhân cần làm khi xảy ra tai nạn sập hầm là nhanh chóng tìm và chạy về hướng căn hầm trú ẩn để tận dụng tối đa lương thực có trong hầm và duy trì sự sống trong lúc đợi cứu hộ. Khi bị sập hầm, nguy cơ ngộ độc khí vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ lại dưới đáy hầm là gần như không tránh khỏi. Khi đó, để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm độc, nạn nhân cần có kiến thức và bình tĩnh. Các khí độc như CO2 thường nhẹ hơn so với ở trên cao, vì thế hãy nằm bò trong tư thế cúi sát xuống sàn, lấy áo hoặc khăn thấm ướt bịt vào mặt. Để duy trì sự sống trong nhiều ngày chờ giải cứu, cần phân bổ hợp lý số lượng thức ăn còn lại trong hầm, tránh tình trạng không cân bằng, gây thiếu hụt năng lượng. Lượng thức ăn nên được chia nhỏ ra cho nhiều ngày. Các nạn nhân nên cố gắng tìm đường ống thông hơi (thường được lắp dẫn từ trong hầm ra ngoài) để kêu cứu và phát tín hiệu giúp đỡ với bên ngoài. Ngoài ra, có thể quan sát tỉ mỉ tình trạng để tìm ra giải pháp kêu cứu hiệu quả nhất. Thường tại các hầm cũng được trang bị các túi khí, các nạn nhân cần nhanh tìm túi khí để duy trì việc thở trước khi bị kiệt sức. Nếu có thể, các thợ mỏ cần đào một rãnh để lấy nước ngầm và tận dụng nước thoát ra từ bộ tản nhiệt của các máy móc trong hầm. Quan sát hiện trạng xung quanh, tìm những thứ có thể tận dụng để tăng nguồn thức ăn, nước uống nhằm duy trì sự sống trong hầm lâu nhất trong lúc đợi cứu hộ từ bên ngoài. Đặc biệt, khi gặp tai nạn, các nạn nhân cần giữ tinh thần thật vững, giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo nhất có thể, luôn hi vọng vào cơ hội sống còn.
Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, nằm ở thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng gây chấn động dư luận sáng ngày hôm nay (16/12). Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang được đẩy mạnh. Làm thế nào những người đang có mặt trong hầm thoát được lưỡi hái của tử thần?
Điều đầu tiên mà các nạn nhân cần làm khi xảy ra tai nạn sập hầm là nhanh chóng tìm và chạy về hướng căn hầm trú ẩn để tận dụng tối đa lương thực có trong hầm và duy trì sự sống trong lúc đợi cứu hộ.
Khi bị sập hầm, nguy cơ ngộ độc khí vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ lại dưới đáy hầm là gần như không tránh khỏi. Khi đó, để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm độc, nạn nhân cần có kiến thức và bình tĩnh. Các khí độc như CO2 thường nhẹ hơn so với ở trên cao, vì thế hãy nằm bò trong tư thế cúi sát xuống sàn, lấy áo hoặc khăn thấm ướt bịt vào mặt.
Để duy trì sự sống trong nhiều ngày chờ giải cứu, cần phân bổ hợp lý số lượng thức ăn còn lại trong hầm, tránh tình trạng không cân bằng, gây thiếu hụt năng lượng. Lượng thức ăn nên được chia nhỏ ra cho nhiều ngày.
Các nạn nhân nên cố gắng tìm đường ống thông hơi (thường được lắp dẫn từ trong hầm ra ngoài) để kêu cứu và phát tín hiệu giúp đỡ với bên ngoài. Ngoài ra, có thể quan sát tỉ mỉ tình trạng để tìm ra giải pháp kêu cứu hiệu quả nhất.
Thường tại các hầm cũng được trang bị các túi khí, các nạn nhân cần nhanh tìm túi khí để duy trì việc thở trước khi bị kiệt sức.
Nếu có thể, các thợ mỏ cần đào một rãnh để lấy nước ngầm và tận dụng nước thoát ra từ bộ tản nhiệt của các máy móc trong hầm.
Quan sát hiện trạng xung quanh, tìm những thứ có thể tận dụng để tăng nguồn thức ăn, nước uống nhằm duy trì sự sống trong hầm lâu nhất trong lúc đợi cứu hộ từ bên ngoài.
Đặc biệt, khi gặp tai nạn, các nạn nhân cần giữ tinh thần thật vững, giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo nhất có thể, luôn hi vọng vào cơ hội sống còn.