Phát hiện sách mẫu giáo in 12 con giáp của Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Thêm một ấn phẩm của nhà xuất bản Dân Trí bị vạch lỗi vì in 12 con giáp của Trung Quốc.


Một phụ huynh vừa gửi cho Kiến Thức cuốn “Cầu vồng”, số Tết Quý Tỵ (Kỳ 9, tháng 2/2013) dành cho trẻ mẫu giáo của nhà xuất bản Dân Trí có in hình 12 con giáp của Trung Quốc.

Cuốn Cầu vồng, kỳ 9 này gồm các bài viết có chủ đề ngày Tết cổ truyền với những phong tục, tập quán, món ăn, loài hoa cắm ngày Tết của người Việt. Thế nhưng ở trang 24 của cuốn tạp chí này lại in hình con giáp của Trung Quốc với sự xuất hiện của chú thỏ chứ không phải chú mèo của Việt Nam. 

 Trang sách in hình con giáp thỏ của Trung Quốc.

Đây là một trang hướng dẫn trẻ tô các con giáp theo các màu định sẵn để gửi đi dự thi với địa chỉ là Trung tâm giáo dục và đào tạo Apollo Việt Nam, 67 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tuy không phải là trang sách nhưng phụ huynh học sinh cho rằng, trang tạp chí này cũng mang tính cung cấp kiến thức nên không được phép xảy ra sai sót. 

“Đây là trang hướng dẫn các con tô tranh dự thi nên sự ảnh hưởng đến tư duy của trẻ rất lớn. Nếu phụ huynh không để ý sẽ hướng dẫn hoặc để trẻ tự tô theo đúng quy định, như vậy sẽ khiến trẻ nhận thức hoàn toàn sai lệch với thuần phong mỹ tục của người Việt. Trẻ khi đã nhận thức sai sẽ rất khó sửa, nhất là những gì chúng học được từ sách báo”, phụ huynh này nói. 

 Trang bìa cuốn Cầu vồng, kỳ 9, số Tết Quý Tỵ.

Ấn phẩm này do bà Bùi Thị Hương chịu trách nhiệm xuất bản, Nguyên Phan Hách – Lê Như Long chịu trách nhiệm bản thảo. 

Trước đó, độc giả đã phát hiện 3 cuốn sách cho trẻ mầm non có in lá cờ Trung Quốc. Đó là cuốn “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1" của NXB Dân Trí, tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” của NXB Mỹ Thuật và cuốn “Bé làm quen với chữ cái" của NXB Sư Phạm.



Khánh Tường

Bình luận(4)

Minh Hiền

Nguyễn Hà Thành

Không biết sau sự việc này sẽ là sự việc gì nữa đây? Có lẽ người Việt Nam ngày nay có tính ăn sổi nên mới xảy ra những hiện tượng như vậy. Cái gì cũng thích sự dễ dãi, cái gì cũng thích sự an nhàn. Cái gì cũng thích chỉ cần copy là xong. Ông bà ta ngày xưa khi vay mượn từ ngữ nước ngoài thì từ ngữ đó sẽ được Việt hoá rồi mới dùng. Còn ngày nay người ta lại thích cái gì là Tây, là lai căng chứ lại không thích Việt Nam. Hoặc trong lĩnh vực âm nhạc, ngày xưa mỗi một ca khúc là cả một câu chuyện dài về cuộc sống chiến đấu, lao động và câu chuyện tình đẹp mà người nghệ sĩ phải sống bằng cả cuộc sống của mình mới viết ra được. Còn ngày nay, dường như các ca khúc chẳng có nội dung gì, chỉ có vài câu nhí nha nhí nhố. Nhiều khi nghe hát tôi chẳng hiểu họ hát gì. Nếu có đi tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, tôi cho rằng nó bắt nguồn từ giáo dục. Vừa mới nất mắt ra đi học đã phải chạy trường, chạy lớp, chạy điểm, … Điều này vô hình chung đã tác động rất xấu đến thế hệ tương lai. Các cháu sẽ nghĩ rằng chẳng cần phải nỗ lực, chỉ cần có tiền để chạy là có tất cả. Vậy nên giờ đây, người ta khi làm một công việc gì đó, điều người ta quan tâm nhất là được bao nhiêu tiền, chứ không phải là làm công việc đó để làm gì. Viết đến đây tôi thấy lòng mình bỗng hụt hẫng. Xinn gửi vài lời chia sẻ. Trân trọng!

Minh Hiền

luong quoc thang

Toi thay nhung sai pham nhu vay thi nen cach chuc Giam Doc NXB dau tien, sau do moi khac phuc hau qua! Nhu vay moi co hieu ung tot, chu cho xem xet, dieu tra la chim xuong!

Minh Hiền

chinh kien 142

Sách viết or dich ra nói chung là nội dung giáo dục, cung cấp kiến thức cho mọi người. Những người làm công tác này có lẽ đã quên or chạy theo lợi nhuận nên đã bê nguyên xi nội dung, hình ảnh.. ra để in. Con vai trò của NXB chắc cũng như vậy. Bộ VHTT hay cơ quan chủ quản đã quá dể dàng nên bây giờ mới đổ bể ra tùm lum. Đây là sách in chinh thức có cập phép.. còn sách lậu thì có trời biệt và thẩm định nội dung. ..

Minh Hiền

Tiến Phát

Xem lại có phải giám đốc Dân Trí là người tàu không. Sao nhầm lẫn lạ vậy?