Kiến nghị xem lại tội danh Huyền Như là có căn cứ

Google News

Trong phần đối đáp với các luật sư sáng 29/12, đại diện VKS khẳng định việc VKS kiến nghị xem xét lại tội danh của Huyền Như không vi phạm tố tụng.

Sáng 29/12, đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm đã tranh luận lại với các luật sư tham gia bào chữa trong vụ án lừa đảo 4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như (Nguyên quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Vietinbank CN TP.HCM).
kien nghi xem lai toi danh huyen nhu la co can cu hinh anh
Huyền Như và các bị cáo khác tại phiên tòa.
VKS cho rằng có đủ cơ sở để khẳng định Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt tiền của VietinBank. Như phạm tội nào thì phải điều tra xét xử theo tội đó.
Kiến nghị xem lại tội danh Huyền Như là có căn cứ
Theo VKS, một thực tế không thể chối cãi là toàn bộ số tiền của 5 công ty (Toàn Cầu, Hưng Yên, An Lộc, Phương Đông và SBBS) đều đã được gửi vào tài khoản của VietinBank và đã được hạch toán đầy đủ.
Như ký giả chữ ký, lập hồ sơ giả để rút tiền của những công ty trên. Do vậy, việc mất tiền tại VietinBank trên là Như có dấu hiệu tội tham ô. Vì thế việc kiến nghị của VKS là trả hồ sơ, xem xét lại tội danh của Như là đúng với Luật tố tụng.
“Khi khách hàng đã gửi tiền vào tài khoản, hợp pháp, hợp lệ và Như mới chiếm đoạt được số tiền này thì hành vi này là chiếm đoạt tiền của một tổ chức có phương pháp quản lý cao chứ không phải là dẫn dụ thông thường”, đại diện VKS nói.
Theo đại diện VKS, VietinBank huy động vốn bằng nhiều hình thức, việc phân loại các loại tài khoản chỉ là để hạch toán bằng kinh tế, việc tài sản nhận vào là tài sản của ngân hàng để cấp tím dụng.
Pháp luật ghi nhận ngân hàng quản lý tiền này với danh nghĩa là tiền của mình. Quản lý tiền gửi là trách nhiệm của ngân hàng.
Như vậy, đủ cơ sở xác định tiền khách hàng mở là tiền huy động vốn của VietinBank chứ không phải là tiền thanh toán của khách hàng, bằng chứng là ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền này.
VKS không đồng tình với quan điểm cho rằng "VietinBank chỉ là cái áo khoác" mà Như lợi dụng.
Bản chất của ngân hàng thương mại là giao dịch gửi giữ. Vậy nên Ngân hàng phải có trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách hàng, khách hàng gửi tiền phát sinh quan hệ gửi giữ và pháp luật luôn ghi nhận.
Khi khách hàng muốn giao dịch thì phải phụ thuộc vào ngân hàng về thời gian, địa điểm và ngân hàng thu phí giao dịch theo đúng pháp luật. Ngân hàng phải quản lý tài sản cho khách hàng. Nếu ngân hàng không giữ thì không còn quan hệ khách hàng và ngân hàng.
Hàng trăm doanh nghiệp đang gửi tiền tại ngân hàng cần phải đặt ra câu hỏi thật lớn nếu ngân hàng cho rằng tiền này không phải do ngân hàng quản lý. Bởi nếu VietinBank làm tốt trách nhiệm quản lý thì không ai lấy được tiền của ngân hàng.
Huyền Như cũng không thể lấy được tiền nếu không có sự tắc trách trong quản lý của VietinBank. Có thể thấy VietinBank đã bị chính Huỳnh Thị Huyền Như lừa, chiếm đoạt tiền. Như phải chịu trách nhiệm với VietinBank.
Không thể đổ lỗi ngược cho khách hàng
Tranh luận với quan điểm bào chữa của các luật sư cho rằng hàng ngàn khách hàng gửi tiền VietinBank sao không có ai mất tiền? VKS cho rằng đây là rủi ro và VietinBank phải chịu. Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên thì sao VietinBank có chỗ đứng trên thị trường?
Đối với hai khoản tiền thiệt hại của ACB và NaviBank, đại diện VKS cũng giữ quan điểm rằng Huyền Như lừa đảo tiền của hai ngân hàng này. Tuy nhiên, VKS thừa nhận, tiền gửi của 2 ngân hàng này đã vào đến hệ thống của VietinBank rồi mới bị Như chiếm đoạt.
Về ý kiến của luật sư Trương Xuân Tám (bảo vệ quyền lợi cho VietinBank) kiến nghị khởi tố những người có trách nhiệm của các ngân hàng Tien Phong Bank và MaritimeBank, đại diện VKS cho rằng không có căn cứ.

Bình luận(0)