Chiều nay (20/12), một ngày sau khi 12 công nhân bị mắc kẹt do sập hầm thủy điện Đạ Dâng (Lạc Dương, Lâm Đồng) được cứu thoát, PV Tiền Phong một lần nữa quay lại hiện trường và trực tiếp vào từng đường hầm đã cứu các nạn nhân ra ngoài.
Gỗ dùng làm kè hầm cứu hộ nhưng chưa dùng tới cũng đang được thu dọn.
Một số công nhân vào hầm để thu dọn vật dùng còn lại phía trong.
Công nhân vào khu vực cuối đường hầm (vị trí đất sạt lở) thu dọn những vật dụng cứu hộ cuối cùng còn lại.
Hầm thủy điện Đạ Dâng đã được thi công từ cách đây hơn 3 năm, sau đó phải dừng và chuyển chủ đầu tư. Công việc xây dựng mới được khởi động lại gần đây khi dự án thủy điện này có chủ đầu tư mới. Trước đây, khi thi công hầm, chỉ một số đoạn nền đất được gia cố bằng bê tông.
Sau khi hoạt động cứu hộ, việc hút nước cũng tạm dừng, nên hiện nước vẫn đang dâng cao trong hầm.
Đoạn hầm gần vị trí đất sụt nước ngập ngang đầu gối.
Vị trí hầm sụt, trên thực tế dài khoảng 17m, không phải 30m như dự đoán ban đầu, sau khi thực hiện 3 mũi khoan đặt đường ống từ ngoài vào trong.
Ngách hầm do lực lượng cứu hộ của Tập đoàn Than - Khoán sản (TKV) thực hiện trước nằm phía bên phải vị trí sạt lở.
Trong khi ngách hầm do 100 Công bình tinh nhuệ của Lữ đoàn 293 thực hiện nằm phía bên phải vị trí sạt lở.
Phía trong hầm do lực lượng Công binh đào.
Dù thực hiện sau nhưng may mắn không gặp đá lớn nên đường hầm của Công binh thực hiện đã về đích trước và lần lượt đưa được 12 công nhân mắc kẹt phía trong ra ngoài an toàn.
Để đảm bảo an toàn, tránh nước từ phía trong hầm xô ra có thể gây sạt lở tiếp và có thể gây nguy hiểm cho lực lượng cứu hộ, đường hầm được thực hiện theo đường dốc, cửa hầm thấp và cao dần lên vào phía trong.
Khoảng 6-7m đầu tiên đường hầm khá rộng, nhưng nhỏ dần khi đi sâu vào trong, cuối đường hầm chỉ vừa một ngời bò qua.
Chiều nay (20/12), một ngày sau khi 12 công nhân bị mắc kẹt do sập hầm thủy điện Đạ Dâng (Lạc Dương, Lâm Đồng) được cứu thoát, PV Tiền Phong một lần nữa quay lại hiện trường và trực tiếp vào từng đường hầm đã cứu các nạn nhân ra ngoài.
Gỗ dùng làm kè hầm cứu hộ nhưng chưa dùng tới cũng đang được thu dọn.
Một số công nhân vào hầm để thu dọn vật dùng còn lại phía trong.
Công nhân vào khu vực cuối đường hầm (vị trí đất sạt lở) thu dọn những vật dụng cứu hộ cuối cùng còn lại.
Hầm thủy điện Đạ Dâng đã được thi công từ cách đây hơn 3 năm, sau đó phải dừng và chuyển chủ đầu tư. Công việc xây dựng mới được khởi động lại gần đây khi dự án thủy điện này có chủ đầu tư mới. Trước đây, khi thi công hầm, chỉ một số đoạn nền đất được gia cố bằng bê tông.
Sau khi hoạt động cứu hộ, việc hút nước cũng tạm dừng, nên hiện nước vẫn đang dâng cao trong hầm.
Đoạn hầm gần vị trí đất sụt nước ngập ngang đầu gối.
Vị trí hầm sụt, trên thực tế dài khoảng 17m, không phải 30m như dự đoán ban đầu, sau khi thực hiện 3 mũi khoan đặt đường ống từ ngoài vào trong.
Ngách hầm do lực lượng cứu hộ của Tập đoàn Than - Khoán sản (TKV) thực hiện trước nằm phía bên phải vị trí sạt lở.
Trong khi ngách hầm do 100 Công bình tinh nhuệ của Lữ đoàn 293 thực hiện nằm phía bên phải vị trí sạt lở.
Phía trong hầm do lực lượng Công binh đào.
Dù thực hiện sau nhưng may mắn không gặp đá lớn nên đường hầm của Công binh thực hiện đã về đích trước và lần lượt đưa được 12 công nhân mắc kẹt phía trong ra ngoài an toàn.
Để đảm bảo an toàn, tránh nước từ phía trong hầm xô ra có thể gây sạt lở tiếp và có thể gây nguy hiểm cho lực lượng cứu hộ, đường hầm được thực hiện theo đường dốc, cửa hầm thấp và cao dần lên vào phía trong.
Khoảng 6-7m đầu tiên đường hầm khá rộng, nhưng nhỏ dần khi đi sâu vào trong, cuối đường hầm chỉ vừa một ngời bò qua.