Đoàn người khổng lồ kéo dài nhiều cây số dọc theo các tuyến phố dẫn đến Nhà tang lễ Quốc gia.
Những khuôn mặt thấm đẫm đau buồn của hàng vạn con người thuộc đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi tầng lớp trên hành trình tiễn đưa vị Đại tướng kính yêu.
Dòng người dài vô tận bước đến bên linh cữu vị Đại tướng huyền thoại, trong giai điệu Hồn tử sĩ buồn da diết.
Rất nhiều người chưa từng gặp Tướng Giáp ngoài đời, nhưng không ít người từng có kỷ niệm sâu đậm với ông. Một trong những người đó là bà Bùi Thị Thu, 83 tuổi. Bà đến lễ viếng với tấm ảnh chụp bà bên Đại tướng.
Mặt sau bức ảnh còn bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Có thể nói đây là một báu vật vô giá của bà.
Nhiều người đã vượt cả nghìn cây số để được đến gần Tướng Giáp lần cuối. Như cụ Tâm, 82 tuổi, một cựu chiến binh của tiểu đoàn 365 anh hùng. Dù chỉ còn một chân, cụ vẫn một mình lặn lội từ Quy Nhơn ra Hà Nội viếng Đại tướng giữa buổi trưa nắng gắt.
Cụ Tâm đã không giấu nổi sự xúc động khi kể lại những kỷ niệm thời chiến tranh của mình.
Còn rất nhiều khoảnh khắc làm lòng người rung động. Đó là một cô gái ngất lịm đi khi đang xếp hàng chờ viếng Đại tướng. Dù được thanh niên tình nguyện quạt mát và phát nước uống miễn phí, việc xếp hàng nhiều giờ trong trời nắng vẫn là thử thách lớn với người có thể trạng yếu.
Trên phố Tăng Bạt Hổ, một người phụ nữ chợt tách khỏi dòng người khổng lồ, lặng lẽ vái vọng Đại tướng rất lâu.
Một thanh niên tình nguyện gục xuống với cốc nước cầm trên tay trong vườn hoa Yersin ngoài nhà tang lễ: một phần vì đau thương, một phần vì mất sức.
Một nhà tu hành trầm tư lần tràng hạt khi xếp hàng vào viếng Đại tướng.
Một cựu chiến binh già đứng tách khỏi dòng người, nhìn xung quanh bằng đôi mắt đượm buồn. Có lẽ ông đang tìm kiếm những đồng đội cũ của mình.
Nhiều người đã dừng lại đọc tấm bia cạnh Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh bên Nhà tang lễ. Tấm bia khắc dòng chữ "Nơi đây đã gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 02 tháng 9 năm 1969 đến ngày 05 tháng 9 năm 1969". Giờ đây, người học trò vĩ đại của Hồ Chủ tịch đã về với Người.
Thay vì kết thức vào 21h tối nay, lễ viếng kéo dài cho đến 6h sáng ngày 13/10. Dòng người sẽ tràn về bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đến giây phút cuối cùng.
Sau biết bao tháng năm, Hà Nội lại trải qua một đêm không ngủ...
Đoàn người khổng lồ kéo dài nhiều cây số dọc theo các tuyến phố dẫn đến Nhà tang lễ Quốc gia.
Những khuôn mặt thấm đẫm đau buồn của hàng vạn con người thuộc đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi tầng lớp trên hành trình tiễn đưa vị Đại tướng kính yêu.
Dòng người dài vô tận bước đến bên linh cữu vị Đại tướng huyền thoại, trong giai điệu Hồn tử sĩ buồn da diết.
Rất nhiều người chưa từng gặp Tướng Giáp ngoài đời, nhưng không ít người từng có kỷ niệm sâu đậm với ông. Một trong những người đó là bà Bùi Thị Thu, 83 tuổi. Bà đến lễ viếng với tấm ảnh chụp bà bên Đại tướng.
Mặt sau bức ảnh còn bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Có thể nói đây là một báu vật vô giá của bà.
Nhiều người đã vượt cả nghìn cây số để được đến gần Tướng Giáp lần cuối. Như cụ Tâm, 82 tuổi, một cựu chiến binh của tiểu đoàn 365 anh hùng. Dù chỉ còn một chân, cụ vẫn một mình lặn lội từ Quy Nhơn ra Hà Nội viếng Đại tướng giữa buổi trưa nắng gắt.
Cụ Tâm đã không giấu nổi sự xúc động khi kể lại những kỷ niệm thời chiến tranh của mình.
Còn rất nhiều khoảnh khắc làm lòng người rung động. Đó là một cô gái ngất lịm đi khi đang xếp hàng chờ viếng Đại tướng. Dù được thanh niên tình nguyện quạt mát và phát nước uống miễn phí, việc xếp hàng nhiều giờ trong trời nắng vẫn là thử thách lớn với người có thể trạng yếu.
Trên phố Tăng Bạt Hổ, một người phụ nữ chợt tách khỏi dòng người khổng lồ, lặng lẽ vái vọng Đại tướng rất lâu.
Một thanh niên tình nguyện gục xuống với cốc nước cầm trên tay trong vườn hoa Yersin ngoài nhà tang lễ: một phần vì đau thương, một phần vì mất sức.
Một nhà tu hành trầm tư lần tràng hạt khi xếp hàng vào viếng Đại tướng.
Một cựu chiến binh già đứng tách khỏi dòng người, nhìn xung quanh bằng đôi mắt đượm buồn. Có lẽ ông đang tìm kiếm những đồng đội cũ của mình.
Nhiều người đã dừng lại đọc tấm bia cạnh Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh bên Nhà tang lễ. Tấm bia khắc dòng chữ "Nơi đây đã gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 02 tháng 9 năm 1969 đến ngày 05 tháng 9 năm 1969". Giờ đây, người học trò vĩ đại của Hồ Chủ tịch đã về với Người.
Thay vì kết thức vào 21h tối nay, lễ viếng kéo dài cho đến 6h sáng ngày 13/10. Dòng người sẽ tràn về bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đến giây phút cuối cùng.
Sau biết bao tháng năm, Hà Nội lại trải qua một đêm không ngủ...