Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết bà xem Facebook là một kênh thông tin hữu ích và bà sẵn sàng lắng nghe các góp ý từ người bệnh, người dân về các chính sách và các hoạt động của ngành.
Bên cạnh đó, bà Kim Tiến cũng cho biết với những thông tin bà biết, bà sẽ tự trả lời trên trang cá nhân, những vấn đề khác thì đề nghị hỏi sang fanpage của bộ trưởng Bộ Y tế.
|
Trang Facebook của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. |
Trước đó, trên trang cá nhân của mình, ông Khuất Việt Hùng - phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - cũng đã đăng tải dòng trạng thái nhận lỗi về sơ sót trong một buổi tham gia chương trình phát thanh.
Ngoài ra, trên trang này, ông Hùng cũng thường xuyên chia sẻ và trao đổi những thông tin về an toàn giao thông với mọi người.
Gặp người dân trên Facebook sau 11h đêm
Trên trang cá nhân của mình, bà Tiến cho biết bà thường gặp mọi người trên Facebook vào buổi tối, thường là sau 11h đêm.
Ngày 6/2, một người dùng tên Van Bui bình luận trên Facebook cá nhân của bà Tiến về vấn đề xử lý vụ nhân bản xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức. Sau đó, bà Tiến đã có phản hồi.
Trước đó ngày 29/1, bà Tiến cũng viết lên nỗi trăn trở về bệnh nhân ung thư trong một bình luận: "Các bệnh nhân ung thư phải nằm ghép là nỗi trăn trở của ngành y tế và của bản thân tôi. Hiện nay, ở phía Hà Nội thì tình trạng này đã giảm rõ rệt vì Bộ Y tế đã đưa bệnh viện K cơ sở 3, với 800 giường vào hoạt động hơn nửa năm nay, nhưng ở TP.HCM khó khăn hơn, hi vọng Trung tâm Ung bướu ở Bệnh viện Chợ Rẫy thì sẽ đỡ hơn”.
Việc bộ trưởng Bộ Y tế phản hồi những thắc mắc, trăn trở của người dân đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người với những dòng bình luận cảm ơn, chia sẻ trên trang cá nhân của bà Tiến.
|
Fanpage của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. |
Bà cũng mong được thông cảm vì không thể trả lời hết các phản hồi của mọi người trên trang Facebook này khi viết: “Cảm ơn các bạn, mình tranh thủ cập nhật thông tin và xem phản ảnh của người dân, nên không trả lời hết các phản hồi của các bạn, mong các bạn thông cảm”.
Bà Tiến là bộ trưởng đầu tiên trong Chính phủ đương nhiệm công khai địa chỉ Facebook chính thức.
Kênh giao tiếp trực tiếp với dân
Phó chánh văn phòng Bộ Y tế Hà Anh Đức cho biết việc sử dụng và công khai Facebook cá nhân là ý tưởng của chính Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
>> Ông Hà Anh Đức
Ông Khuất Việt Hùng cho biết trang Facebook giúp ông rất nhiều trong vấn đề tuyên truyền về an toàn giao thông.
Ông Hùng cho biết sau khi tiếp nhận các thông tin, “hoặc là tôi làm công văn, hoặc là gọi điện thoại chỉ đạo trực tiếp. Tôi cho rằng dưới con mắt giám sát của nhân dân và chính ý thức của người dân thì không lý gì vấn đề giao thông lại không tốt lên trong thời gian tới”.
“Sẽ lợi cho dân rất nhiều”
Đó là bình luận của anh Lưu Nghiệp Huy (Q.6, TP.HCM) về việc công khai Facebook cá nhân của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
"Thứ nhất là lợi ích về mặt thông tin y tế, thứ hai là sự gắn kết giữa dân và bộ trưởng sẽ gần hơn” - anh Nghiệp Huy nói.
>> Lưu Nghiệp Huy
Nhận định về quyền lợi của người dân khi các chính khách tham gia mạng xã hội, tiến sĩ (TS) Huỳnh Văn Thông - trưởng khoa báo chí truyền thông, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - cho rằng đây là một kênh giao tiếp trực tiếp của người dân với các vị chính khách để đề đạt nguyện vọng, góp ý kiến của mình vào những quyết định mang tính xã hội.
>> Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông
Ông Thông phân tích:
Ông Trần Chiến Bình, giám đốc điều hành Teamwork PR, cho biết ông đánh giá cao việc công khai Facebook để giao tiếp của Bộ trưởng Tiến.
Cẩn trọng việc bảo mật
TS Huỳnh Văn Thông cho rằng lợi ích đầu tiên của việc những chính khách sử dụng mạng xã hội chính là cơ hội phát ngôn chính thức, tạo ra một đối trọng cần thiết để điều chỉnh những thông tin không chính thức.
>> Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông
Ông Trần Chiến Bình cũng cho rằng với số lượng người dùng Facebook khoảng 20 triệu hiện nay sẽ mang đến một thách thức không nhỏ với bản thân bộ trưởng và êkip giúp việc cho bộ trưởng trong việc tiếp nhận và sàng lọc thông tin, một khi kênh này là kênh người dân tin tưởng và bộc bạch ý kiến của mình.
>> Ông Trần Chiến Bình
Chính khách không thể thiếu mạng xã hội
Tổng thống Mỹ Barack Obama được đánh giá là “ông vua mạng xã hội” khi có tài khoản hàng loạt mạng xã hội khác nhau, từ Facebook, Twitter đến BlackPlanet.com, MiGente.com...
Có thể nói hầu hết quan chức Mỹ đều sử dụng mạng xã hội.
Ở châu Á, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng được xem là một chính trị gia sử dụng mạng xã hội cực kỳ hiệu quả.
Ông có tới 21,8 triệu người bạn trên Facebook, chỉ kém ông Obama, số lượng người theo dõi ông trên Twitter cũng lên tới 6,62 triệu người. Không chỉ dùng mạng xã hội để đối thoại với người dân, ông còn phản hồi thông điệp của các nhà lãnh đạo quốc tế.
Đối với các chính trị gia phương Tây và cả nhiều quốc gia châu Á, mạng xã hội là công cụ không thể thiếu. Các chuyên gia bầu cử Mỹ đánh giá mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn chính trường nước này.
|
Trang Facebook của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. |
Mạng xã hội giúp các chính trị gia kết nối trực tiếp với cử tri, tiếp nhận phản hồi nhanh chóng từ người dân và đánh giá quan điểm chung của dư luận.
Mạng xã hội cũng được đánh giá là thay đổi đáng kể chính trường Singapore kể từ cuộc bầu cử năm 2011. Nhờ mạng xã hội, các nhà lãnh đạo nước này kết nối được với nhiều người dân hơn với tốc độ nhanh hơn.
Khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đã lần đầu tiên đối thoại với cử tri qua trang Facebook. Kể từ đó, các cuộc bầu cử ở Singapore luôn bắt đầu từ “chiến trường” mạng xã hội.
Một trong những lý do giúp mạng xã hội trở nên hiệu quả trong chính trị là chúng giúp các chính trị gia liên hệ được với người dân trẻ tuổi.
Giới chuyên gia đánh giá trong hai cuộc bầu cử năm 2008 và 2012, Tổng thống Mỹ Obama đã vận động rất thành công sự ủng hộ của cử tri trẻ qua hai mạng Facebook và Twitter.
Các chuyên gia chính trị phương Tây khẳng định bất cứ chính trị gia nào cũng cần hiện diện trên ít nhất bốn mạng xã hội lớn là Facebook, Twitter, YouTube và Flickr.
Đây là “nhóm bộ tứ” mạng xã hội tối quan trọng, tăng trưởng nhanh và phổ biến sâu rộng khắp thế giới và có những đặc điểm khác nhau.
Facebook mang tính toàn diện, cho phép chính trị gia đăng ảnh, video, gửi thông điệp chung, tương tác với người dân...
Twitter giúp chính trị gia gửi các tin nhắn nhanh, thông tin nóng. YouTube là nền tảng để giúp các chính trị gia gửi thông điệp bằng video còn Flickr giúp họ quảng bá hình ảnh hoạt động.
Dù vậy, giới chuyên gia chính trị và truyền thông cảnh báo mạng xã hội cũng là con dao hai lưỡi đối với các chính trị gia. Một thông điệp sai sót trên Facebook hay Twitter có thể khiến họ đối mặt với làn sóng chỉ trích lan nhanh chóng mặt trên mạng Internet.