Đình làng Cựu Quán (xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) thờ Lục vị Đại vương có lịch sử lâu đời. Vào những ngày rằm hay mồng một, người dân đến dâng hương tưởng niệm.
Thế nhưng, vào tối ngày 2/3, mái đình làng bị phá dỡ, trong đó có 4 thanh gỗ sưa quý bỗng nhiên mất tích. Việc phá đình để lấy gỗ sưa khiến hàng nghìn người dân xã Đức Thượng bức xúc.
Họ đã liên tục đến trước khuôn viên đình để bày tỏ sự bất bình.
Theo người dân, nhóm người tự tiện tham gia vào việc bán gỗ sưa gồm 6 người: Ni sư Thích Nữ Diệu Bản, trụ trì chùa Cựu Quán; ông Nguyễn Phú Lực, Trường thôn; ông Nguyễn Ích Chắt, trưởng Ban khánh tiết; ông Nguyễn Ích Bạ, phó Ban khánh tiết và ông Nguyễn Hữu Thắng, người trông coi đình cùng một số người khác…Khi sự việc được phát giác thì bốn thanh gỗ sưa quý đã bị di chuyển đi nơi khác.
Chủ tịch xã Đức Thượng, Trần Trung Dũng xác nhận, một nhóm bộ phận trong ban khánh tiết đã thống nhất với nhau dỡ mái đình bán gỗ sưa với mục đích để tu sửa đình nhưng chưa được sự đồng ý của người dân. Hiện lực lượng công an xã đã làm việc với những người liên quan. 4 thanh gỗ sưa trong đình Cự Quán đã bị bán mất cho một người khác, công an xã đang điều tra truy tìm.
Ông Nguyễn Xuân Phong, hội viên hội người cao tuổi cho biết: "Tại buổi họp dân, chúng tôi có mời nhóm người tổ chức bán gỗ sưa đến họp nhưng chỉ có ông Nguyễn Phú Lực, trưởng thôn và ông Nguyễn Phú Ngà đến họp và chúng tôi được biết bốn thanh gỗ sưa được bán cho Ni sư Thích nữ Diệu Bản".
Không chỉ vi phạm pháp luật mà việc làm dỡ mái đình để bán gỗ sưa còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan ngôi đình có nhiều giá trị lịch sử. Mái đình sau khi được dỡ để lấy gỗ sưa bán, người ta đã phủ tấm bạt lên, nhìn rất phản cảm.
Đình làng Cựu Quán (xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) thờ Lục vị Đại vương có lịch sử lâu đời. Vào những ngày rằm hay mồng một, người dân đến dâng hương tưởng niệm.
Thế nhưng, vào tối ngày 2/3, mái đình làng bị phá dỡ, trong đó có 4 thanh gỗ sưa quý bỗng nhiên mất tích. Việc phá đình để lấy gỗ sưa khiến hàng nghìn người dân xã Đức Thượng bức xúc.
Họ đã liên tục đến trước khuôn viên đình để bày tỏ sự bất bình.
Theo người dân, nhóm người tự tiện tham gia vào việc bán gỗ sưa gồm 6 người: Ni sư Thích Nữ Diệu Bản, trụ trì chùa Cựu Quán; ông Nguyễn Phú Lực, Trường thôn; ông Nguyễn Ích Chắt, trưởng Ban khánh tiết; ông Nguyễn Ích Bạ, phó Ban khánh tiết và ông Nguyễn Hữu Thắng, người trông coi đình cùng một số người khác…Khi sự việc được phát giác thì bốn thanh gỗ sưa quý đã bị di chuyển đi nơi khác.
Chủ tịch xã Đức Thượng, Trần Trung Dũng xác nhận, một nhóm bộ phận trong ban khánh tiết đã thống nhất với nhau dỡ mái đình bán gỗ sưa với mục đích để tu sửa đình nhưng chưa được sự đồng ý của người dân. Hiện lực lượng công an xã đã làm việc với những người liên quan. 4 thanh gỗ sưa trong đình Cự Quán đã bị bán mất cho một người khác, công an xã đang điều tra truy tìm.
Ông Nguyễn Xuân Phong, hội viên hội người cao tuổi cho biết: "Tại buổi họp dân, chúng tôi có mời nhóm người tổ chức bán gỗ sưa đến họp nhưng chỉ có ông Nguyễn Phú Lực, trưởng thôn và ông Nguyễn Phú Ngà đến họp và chúng tôi được biết bốn thanh gỗ sưa được bán cho Ni sư Thích nữ Diệu Bản".
Không chỉ vi phạm pháp luật mà việc làm dỡ mái đình để bán gỗ sưa còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan ngôi đình có nhiều giá trị lịch sử.
Mái đình sau khi được dỡ để lấy gỗ sưa bán, người ta đã phủ tấm bạt lên, nhìn rất phản cảm.