Trưởng thôn Thọ Sơn, ông Trần Ngọc Tri (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) cho biết, khu vực Vũng Chùa có địa thế độc nhất vô nhị. Đại tướng chọn đây làm nơi an nghỉ đều có lý do riêng của Đại tướng. Nhưng qua đó, thấy thêm tài hiểu biết về phong thủy của Đại tướng bởi Núi rồng không chỉ đẹp về phong cảnh, thế núi, hướng biển, mà nơi đây còn chứa đựng nhiều câu chuyện và di tích rất đặc biệt. Tại đây, trước kia có dấu tích của một ngôi chùa linh thiêng, nên người dân địa phương gọi là Vũng Chùa. Tuy nhiên, thời gian và bão lũ đã xóa mất dấu tích ngôi chùa này.Hiện nay, tại đây còn có một giếng nước ngọt không bao giờ cạn mà người dân vẫn gọi là giếng Ao Quân. Hơn nữa, Thọ Sơn là ngọn núi có hình dáng và vị trí rất đặc biệt, đầu Rồng hướng ra biển, nếu nhìn từ biển vào sẽ thấy 2 mắt rồng rất đẹp. Nếu nhìn từ phía Bắc sang sẽ thấy được hình mũi của con Rồng đầu hướng ra biển; chếch sang hướng Đông Nam là Đảo Yến, cách đất liền khoảng 1 hải lý. Nhìn từ vị trí Đại tướng an táng có thể quan sát được toàn bộ khu Vũng Chùa - Đảo Yến. Như vậy, có thể thấy, khu đất an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ là địa thế rất đẹp.Theo ông Võ Hồng Nam, con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đã chọn khu vực Núi Rồng (Vũng Chùa - đảo Yến) để an nghỉ từ năm 2006. Trước khi chọn, gia đình đã đưa Đại tướng xem kỹ sơ đồ vùng đất này và Đại tướng đã đồng ý. Đại tướng cũng đã đến nơi này để xem tận nơi. Đến năm 2007, sau khi xem sơ đồ vũng Chùa - Đảo Yến, Đại tướng đã có quyết định và chính thức ký tên đồng ý chọn nơi an nghỉ tại Vũng Chùa - đảo Yến.Nói về khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, Bí thư tỉnh Quảng Bình, ông Lương Ngọc Bính cho biết: “Vũng Chùa - Đảo Yến là một nơi rất đẹp, tựa lưng vào dãy Hoành Sơn, trước mặt là biển Đông, có Đảo Yến là bức bình phong để chắn giữ phần mộ của Người; đồng thời đây là trung tâm, trung điểm giữa hai đầu đất nước.
"Phải chăng Đại tướng chọn nơi này là chọn nơi giao thoa giữa các nền văn hóa, là trung điểm của hai đầu đất nước để tình cảm của Đại tướng dành cho cả 2 miền Nam Bắc, cả đất nước chúng ta", ông Lương Ngọc Bính nói. Trong ảnh là phần đuôi ngọn núi Rồng.Thân núi chạy dọc ra mũi Rồng.Đường vào khu an nghỉ của Đại tướng đang được khẩn trương nâng cấp.
Đoàn công tác tỉnh Quảng Bình tới nơi triển khai các hạng mục thi công tại Vũng Chùa. Thời điểm này, tiến độ các hạng mục thi công đúng tiến độ. Các hạng mục như đường dẫn vào bãi; đường dẫn lên mộ, bãi đỗ xe, bãi tập kết đang tích cực được triển khai, hệ thống phát điện đang được lên phương án lắp đặt…
Người đã từng gắn bó với Núi rồng cũng là người đầu tiên từng khai phá mảnh đất này, ông Hồ Xuân Mai (nguyên Bí thư Đảng bộ xã Quảng Đông) cho biết: “Từ những năm 80, tôi đã tưng khai hoang nơi đây để trồng cây cối. Đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi. Đứng trên núi Rồng nhìn ra biển, cảnh sắc không nơi đâu đẹp bằng". Đến ngày 12/10, mọi hạng mục sẽ được hoàn tất.
Trưởng thôn Thọ Sơn, ông Trần Ngọc Tri (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) cho biết, khu vực Vũng Chùa có địa thế độc nhất vô nhị. Đại tướng chọn đây làm nơi an nghỉ đều có lý do riêng của Đại tướng. Nhưng qua đó, thấy thêm tài hiểu biết về phong thủy của Đại tướng bởi Núi rồng không chỉ đẹp về phong cảnh, thế núi, hướng biển, mà nơi đây còn chứa đựng nhiều câu chuyện và di tích rất đặc biệt. Tại đây, trước kia có dấu tích của một ngôi chùa linh thiêng, nên người dân địa phương gọi là Vũng Chùa. Tuy nhiên, thời gian và bão lũ đã xóa mất dấu tích ngôi chùa này.
Hiện nay, tại đây còn có một giếng nước ngọt không bao giờ cạn mà người dân vẫn gọi là giếng Ao Quân. Hơn nữa, Thọ Sơn là ngọn núi có hình dáng và vị trí rất đặc biệt, đầu Rồng hướng ra biển, nếu nhìn từ biển vào sẽ thấy 2 mắt rồng rất đẹp. Nếu nhìn từ phía Bắc sang sẽ thấy được hình mũi của con Rồng đầu hướng ra biển; chếch sang hướng Đông Nam là Đảo Yến, cách đất liền khoảng 1 hải lý. Nhìn từ vị trí Đại tướng an táng có thể quan sát được toàn bộ khu Vũng Chùa - Đảo Yến. Như vậy, có thể thấy, khu đất an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ là địa thế rất đẹp.
Theo ông Võ Hồng Nam, con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đã chọn khu vực Núi Rồng (Vũng Chùa - đảo Yến) để an nghỉ từ năm 2006. Trước khi chọn, gia đình đã đưa Đại tướng xem kỹ sơ đồ vùng đất này và Đại tướng đã đồng ý. Đại tướng cũng đã đến nơi này để xem tận nơi. Đến năm 2007, sau khi xem sơ đồ vũng Chùa - Đảo Yến, Đại tướng đã có quyết định và chính thức ký tên đồng ý chọn nơi an nghỉ tại Vũng Chùa - đảo Yến.
Nói về khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, Bí thư tỉnh Quảng Bình, ông Lương Ngọc Bính cho biết: “Vũng Chùa - Đảo Yến là một nơi rất đẹp, tựa lưng vào dãy Hoành Sơn, trước mặt là biển Đông, có Đảo Yến là bức bình phong để chắn giữ phần mộ của Người; đồng thời đây là trung tâm, trung điểm giữa hai đầu đất nước.
"Phải chăng Đại tướng chọn nơi này là chọn nơi giao thoa giữa các nền văn hóa, là trung điểm của hai đầu đất nước để tình cảm của Đại tướng dành cho cả 2 miền Nam Bắc, cả đất nước chúng ta", ông Lương Ngọc Bính nói. Trong ảnh là phần đuôi ngọn núi Rồng.
Thân núi chạy dọc ra mũi Rồng.
Đường vào khu an nghỉ của Đại tướng đang được khẩn trương nâng cấp.
Đoàn công tác tỉnh Quảng Bình tới nơi triển khai các hạng mục thi công tại Vũng Chùa. Thời điểm này, tiến độ các hạng mục thi công đúng tiến độ. Các hạng mục như đường dẫn vào bãi; đường dẫn lên mộ, bãi đỗ xe, bãi tập kết đang tích cực được triển khai, hệ thống phát điện đang được lên phương án lắp đặt…
Người đã từng gắn bó với Núi rồng cũng là người đầu tiên từng khai phá mảnh đất này, ông Hồ Xuân Mai (nguyên Bí thư Đảng bộ xã Quảng Đông) cho biết: “Từ những năm 80, tôi đã tưng khai hoang nơi đây để trồng cây cối. Đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi. Đứng trên núi Rồng nhìn ra biển, cảnh sắc không nơi đâu đẹp bằng". Đến ngày 12/10, mọi hạng mục sẽ được hoàn tất.