Hơn hai tháng kể từ khi phát hiện vụ việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, chủ cơ sở thẩm mỹ Cát Tường phi tang xác chị Lê Thị Thanh Huyền, đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Suốt thời gian này, hàng chục nhà ngoại cảm đã vào cuộc với hàng chục thông tin về địa điểm chị Huyền bị phi tang, các nhà khoa học cũng lần lượt lên tiếng nhưng kết quả dường như vẫn là con số 0 tròn trĩnh trong nỗi đau đớn giằng xé người thân nạn nhân.
|
Thuật thôi miên có khiến BS Tường nói ra sự thật? |
Để tìm câu trả lời khiến dư luận quan tâm về việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường phi tang xác như thế nào? Mới đây, Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân - Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam, thành viên của Tổ chức thôi miên quốc tế cho rằng, nhà thôi miên có thể vào cuộc để làm sáng tỏ vụ án tại Thẩm mỹ viện Cát Tường. Lý giải điều này, thạc sĩ Quân cho rằng, lời khai của BS Nguyễn Mạnh Tường chưa đủ chi tiết nên chưa thể tìm thấy xác nạn nhân. Từ nghi vấn đó, thạc sĩ Quân đề xuất, trong trường hợp này, sẽ hiệu quả hơn nếu áp dụng thuật thôi miên vào điều tra hình sự.
“Thôi miên không thể bắt ép hay điều khiển hung thủ khai ra toàn bộ vụ án nếu họ không muốn, bởi vì vào trạng thái thôi miên, con người trở nên tỉnh táo và thông minh hơn. Do vậy, đối với tội phạm, nhà thôi miên chỉ có thể sử dụng các câu hỏi và làm cho tội phạm tự nguyện kể lại tất cả. Nếu vào cuộc, nhà thôi miên sẽ đưa bác sĩ Tường vào trạng thái thôi miên bằng lời nói, câu hỏi làm cho Tường biết anh ta đang muốn gì, đang “đau” cái gì? Hoặc có thể dùng những câu hỏi động vào lòng trắc ẩn của Tường để Tường tự khai ra tất cả", Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân lý giải.
Ngay khi có thông tin về việc dùng thuật thôi miên để điều tra vụ Cát Tường, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu tâm linh đã lên tiếng đưa ra nhiều ý kiến trái chiều. Trong số đó, không ít ý kiến bày tỏ sự băn khoăn về vấn đề này khi cho rằng, việc áp dụng thôi miên vào điều tra hình sự là khó có thể khả thi và hiện nay luật pháp cũng chưa cho phép. Bản thân thuật thôi miên không phải lúc nào cũng thành công nếu như bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường không hợp tác.
|
"Dị nhân đuổi mưa" Nguyễn Vũ Tuấn Anh. |
Trao đổi với Kiến Thức, “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh ủng hộ việc dùng thôi miên vào để điều tra vụ Cát Tường. Ông Tuấn lý giải: “Thực tế, khoa thôi miên là có thật. Đó là sự tương tác nên não của người này lên người khác. Nó có thể khiến bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường phải nói ra sự thật”.
Mặc dù ủng hộ việc dùng thôi miên để điều tra nhưng “dị nhân đuổi mưa” cũng bày tỏ băn khoăn, nếu bác sĩ Tường không chịu hợp tác thì thuật thôi miên coi như thất bại.
“Thôi miên không phải là tất cả, đó chỉ mang lại niềm tin mỏng manh về khả năng thành công của việc làm này. Cái gì cũng phải có dữ kiện, phải có sự hợp tác nếu BS Tường không chịu hợp tác, không tập trung tư tưởng thì khó mà thành công. Giống như việc con người có thể bắn tên lửa lên Mặt Trăng, tuy nhiên phải có điều kiện cần và đủ. Nếu thiếu một trong những điều kiện đó thì không thể thực hiện được. Tuy nhiên, dù mang lại hi vọng nhỏ cũng có thể thử, để sớm làm sáng tỏ vụ án đau lòng đó”, ông guyễn Vũ Tuấn Anh cho hay.
Ở góc độ nghiên cứu tâm linh, TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, dùng khả năng thôi miên vào điều tra hình sự vụ án Cát Tường chỉ là trò lừa đảo.
“Thuật thôi miên ở Việt Nam chưa đạt được đến trình độ đó. Bởi ở nước ta chưa nhà thôi miên nào có khả năng cao như thế. Đó có chăng là sự lừa đảo bởi không thể làm được việc đó”, TS Vũ Thế Khanh nhận định.
Mới đây, TS. Vũ Bằng với máy bức xạ từ đã vào cuộc tìm kiếm xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Kết quả đã ghi nhận một số điểm nghi có xác nạn nhân, trong đó tại cơ sở Thẩm mỹ viện Cát Tường phát hiện hai điểm nghi vấn liên quan
tới khu vực nhà vệ sinh, bể phốt TMV Cát Tường. Tuy nhiên, ngần ấy cũng chưa thể khẳng định, xác chị Huyền nằm ở nơi mà máy bức xạ từ quay tít nghi là có thi thể.