Nguồn gốc đặc biệt
Cũng giống như một siêu anh hùng, Lý Tiểu Long có một câu chuyện về nguồn gốc khá đặc biệt. Anh lớn lên trên đường phố Hồng Kông trong những năm 50 của thế kỉ 20. Thời điểm này, Hồng Kông tràn ngập người vô gia cư và nạn nghèo đói, tội phạm. Lý Tiểu Long tham gia một băng đảng đường phố mang tên The Tigers Of Junction Street (tạm dịch: Những con hổ của giao lộ).
Tất nhiên cũng vì thế anh đôi khi vẫn bị ăn đòn và thường xuyên về nhà với con mắt thâm quầng. Mẹ Tiểu Long từng kể anh đã có thời gian luyện tập cùng một thầy dạy võ thuật có tên Yip Man và những gì học được từ thầy Tiểu Long đều mang sử dụng trong những cuộc chiến đấu trên đường phố. Anh thường mang theo dao và xích sắt bên mình. Cuối cùng, với mong muốn con trai sẽ có cuộc sống tốt hơn và tránh xa những trận ẩu đả đường phố, bố mẹ đã quyết định gửi Lý Tiểu Long đến Mỹ để anh bắt đầu cuộc sống mới.
|
Những câu chuyện về cuộc đời của Lý Tiểu Long vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã. |
Bắt đầu đến Mỹ với 100 đô la trong túi
Trước khi rời Hồng Kông tới Mỹ, Lý Tiểu Long đã là một võ sĩ tiếng tăm và đặc biệt nổi trội với tài nhảy cha cha. Thời gian đầu, điệu nhảy cha cha chỉ là một cách để gây ấn tượng với một cô gái ở Hồng Kông, nhưng anh nhanh chóng trở nên đam mê và phát hiện, nhảy có thể khiến anh cải thiện và cân bằng các động tác chân linh hoạt hơn. Vì vậy, Lý Tiểu Long dành khá nhiều tâm huyết cho việc phát triển các bước nhảy và bất kỳ lúc nào rảnh, anh đều tranh thủ tập luyện.
Ở tuổi 18, Lý Tiểu Long trở thành nhà vô địch nhảy cha cha ở Hồng Kông. Sau đó anh quyết tâm đi du lịch đến Mỹ với chỉ 100 đô la trong túi và kiếm sống bằng cách dạy khiêu vũ tại đây. (Xem clip ở bên dưới)
Truyền võ ở Mỹ và sự phản đối của người Trung Quốc
Năm 1964, Lý Tiểu Long bắt đầu dạy võ thuật ở California, Mỹ. Thời điểm đó, môn võ này chỉ giới hạn dạy cho những người Trung Quốc. Tuy nhiên, Lý Tiểu Long tin rằng kiến thức cho lĩnh vực này cần được chia sẻ vì vậy, anh tham gia vào hội sinh viên da trắng và da đen và cho họ hiểu biết nhiều hơn về võ thuật Trung Quốc.
Quyết định này đã khiến Lý Tiểu Long vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ cộng đồng những người Trung Quốc sống tại đây và cuối cùng anh được thách thức một cuộc tranh tài võ thuật để chứng minh cho quyết định của mình là đúng đắn. May mắn thay, Lý Tiểu Long đã chiến thắng và tiếp tục sự nghiệp dạy võ thuật cho người nước ngoài.
Tai nạn không quật ngã
Năm 1970 Lý Tiểu Long bị chấn thương nặng do tập luyện. Mỗi sáng anh khởi động với việc nâng một quả tạ nặng 45kg trên vai. Có gì đó sai sót trong quá trình luyện tập, vì vậy Lý Tiểu Long bị chấn thương dây thần kinh xương và ảnh hưởng nặng đến xương sống. Các bác sĩ chẩn đoán anh không bao giờ có thể tiếp tục sự nghiệp võ thuật, tuy nhiên, sau sáu tháng luyện tập miệt mài, Lý Tiểu Long đã chứng minh các chẩn đoán của họ là sai lầm. Sau chấn thương, Lý Tiểu Long trở nên nhanh và mạnh hơn trước.
|
Lý Tiểu Long miệt mài luyện tập và trở lại với võ thuật sau chẩn đoán bi quan của các bác sĩ. |
Chật vật lắm Lý Tiểu Long mới có được vai diễn trong các chương trình truyền hình Mỹ và phim ảnh do phân biệt chủng tộc. Hầu hết các đài truyền hình và nhà sản xuất không chấp nhận việc một người đàn ông châu Á giữ vai trò trên truyền hình. Dù vậy, Lý Tiểu Long vẫn thu hút sự chú ý lớn từ nhiều người nổi tiếng, họ sẵn sàng vượt qua suy nghĩ kỳ thị màu da.
Một trong những người nổi tiếng “tầm sư học đạo” Lý Tiểu Long phải kể đến như Steve McQueen, Joe Lewis, Chuck Norris, James Coburn,... Tuy nhiên, anh đã cố gắng ngăn cản những người này một cách lịch sự bằng cách nâng thù lao dạy võ thuật lên 250 đô la mỗi giờ dạy nhưng cách này không ngăn được các học trò hiếu học. Lý Tiểu Long từng bay đến tận Thụy Sỹ để dạy cho đạo diễn nổi tiếng Roman Polanski.
Từng bẻ gãy tay Thành Long
Diễn viên Thành Long từng khởi đầu như một vai diễn nhí trong một vài bộ phim cùng Lý Tiểu Long. Khi vào vai một tay sai trong Long Tranh hổ đấu, Thành Long từng bị Lý Tiểu Long bẻ gãy tay. Tất nhiên việc bẻ tay chỉ diễn ra trên phim và sau cảnh diễn, Thành Long tỏ ra rất vui sướng vì có cơ hội được gặp thần tượng.
Trong những năm 70 của thế kỉ trước, Lý Tiểu Long đã bỏ khá nhiều tâm huyết cho việc phát triển các ý tưởng võ thuật cho các hãng phim truyền hình. Đề xuất của Lý Tiểu Long là về một võ sĩ Trung Quốc lang thang tại các nước phương Tây và sử dụng võ thuật. Thật không may, các nhà sản xuất đã không chấp nhận sự thật rằng diễn viên chính là một người Trung Quốc.
Cuối cùng ý tưởng của Lý Tiểu Long không được sử dụng, tuy nhiên chỉ vài năm sau cụm từ Kung Fu vẫn được sử dụng và tất nhiên Lý Tiểu Long không được nhận một đồng nào từ ý tưởng hay ho này. Nhà sản xuất giải thích ý tưởng chương trình không dựa trên sáng kiến của Lý Tiểu Long và coi đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Nhanh hơn cả máy quay
Khi được chọn vào vai Kato trong bộ phim The Green Hornet năm 1966, Lý Tiểu Long đã khiến đoàn làm phim “toát mồ hôi” khi quay lại những pha võ thuật anh thực hiện. Lý Tiểu Long thực hiện nhanh tới mức máy quay không kịp nắm bắt các động tác võ thuật. Cuối cùng, quay phim đành yêu cầu Lý Tiểu Long thực hiện chậm nhất có thể nhưng rất nhiều cảnh quay của anh vẫn phải áp dụng hiệu ứng quay chậm (slow motion mode).
Theo nhiều thông tin, võ sĩ kiêm diễn viên người Mỹ, Chuck Norris là người khó đánh bại và đáng sợ. Vì vậy đặt ra câu hỏi ai sẽ là người chiến thắng nếu Lý Tiểu Long và Chuck Norris so sánh với nhau. Trong những câu hỏi kiểu này, Chuck thường lảng tránh nhưng trong quá khứ, ông đã trả lời lấp lửng rằng: “Tôi sẽ đánh bại Lý Tiểu Long trong một cuộc thi thực sự hay không”. Thật không may, người hâm mộ chưa có dịp chứng kiến màn so tài thực sự giữa hai ngôi sao võ thuật kể từ sau lần đối mặt trong bộ phim Way Of The Dragon (Mãnh long quá giang).
Cái chết bi thảm
Năm 1973, Lý Tiểu Long qua đời sau khi vào vai chính trong năm bộ phim. Cái chết bi thảm và không đúng lúc của anh đã khiến các nhà làm phim tạo ra một thể loại mới của phim võ thuật – Bruce ploitation. Lý Tiểu Long khá thu hút trong thời điểm đó vì vậy, các nhà làm phim nhận ra rằng bất cứ điều gì gắn với tên tuổi hoặc chân dung Lý Tiểu Long sẽ đều đắt khách. Bộ phim đang dang dở của Lý Tiểu Long mang tên Game Of Death cuối cùng được hoàn thành nhờ kỹ thuật nối cảnh cũ và sử dụng hiệu ứng ghép cảnh. Ngoài ra bộ phim còn sử dụng cảnh đám tang thật của Lý Tiểu Long bao gồm cả cảnh quay thi thể anh.