Cậu Vàng trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao không xuất hiện với hình dáng, màu lông, tập tính, không được miêu tả trực tiếp mà chỉ được xuất hiện qua những câu chuyện của Lão Hạc với ông Giáo.
Cậu Vàng vốn là con chó được con trai của lão Hạc mua về nuôi và “định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt”. Biến cố ập đến, vợ chết, con đi biền biệt, lão Hạc chẳng còn gì ngoài con chó. Từ nuôi để thịt, Vàng đã trở thành bạn của lão.Nút thắt của truyện bắt đầu khi lão Hạc bán chó. Lý do không chỉ vì gia cảnh nghèo khó còn trải qua một trận ốm, lão đã kiệt quệ, không còn sức để nuôi nổi bản thân, huống chi là còn có thêm một con chó. Nên ông lão đành cắn răng bán "cậu Vàng" đi với tâm trạng giằng xé, đau đớn tốt cùng.Đặc biệt, việc bán chó mở ra bi kịch tiếp theo đó. Lão Hạc tự kết liễu cuộc đời mình.Hành động bán chó và tự kết thúc cuộc đời mình là chi tiết đắt giá của Nam Cao. Lão Hạc trở thành nhân vật đặc biệt, đại diện cho người nông dân thống khổ trước cách mạng tháng Tám, còn cậu Vàng trở thành chú chó nổi tiếng của văn học hiện thực.
Từ khi Lão Hạc ra đời đến này, nhiều lần Lão Hạc và cậu Vàng được đưa lên màn ảnh.
Trong tác phẩm điện ảnh kinh điển Làng Vũ Đại ngày ấy, lão Hạc do nhà văn Kim Lân thủ vai. Cậu vàng được giao cho một chú chó thuộc giống Bắc Hà với bộ lông xù, đuôi cong vút và gương mặt tinh anh và thể hiện trọn vẹn hình ảnh cậu Vàng.
Với khuôn mặt khắc khổ, lối diễn chân thực, nhà văn Kim Lân và chú chó đã tạo thành hình ảnh Lão Hạc cùng cậu Vàng xúc động, lấy nhiều nước mắt của khán giả.
Đầu năm 2021, nhân kỷ niệm ngày sinh của cố nhà văn Nam Cao, bộ phim điện ảnh “Cậu Vàng” – dự án của đạo diễn Trần Vũ Thủy đã chính thức ra mắt công chúng. Tuy nhiên, bộ phim từng gây nhiều tranh cãi khi sử dụng chú chó thuần Nhật Bản Shiba vào vai cậu Vàng.
Mời độc giả xem video:Vụ ma túy trong bệnh viện: Bộ Y tế yêu cầu giám đốc bệnh viện kiểm điểm. Nguồn: THDT.
Cậu Vàng trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao không xuất hiện với hình dáng, màu lông, tập tính, không được miêu tả trực tiếp mà chỉ được xuất hiện qua những câu chuyện của Lão Hạc với ông Giáo.
Cậu Vàng vốn là con chó được con trai của lão Hạc mua về nuôi và “định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt”. Biến cố ập đến, vợ chết, con đi biền biệt, lão Hạc chẳng còn gì ngoài con chó. Từ nuôi để thịt, Vàng đã trở thành bạn của lão.
Nút thắt của truyện bắt đầu khi lão Hạc bán chó. Lý do không chỉ vì gia cảnh nghèo khó còn trải qua một trận ốm, lão đã kiệt quệ, không còn sức để nuôi nổi bản thân, huống chi là còn có thêm một con chó. Nên ông lão đành cắn răng bán "cậu Vàng" đi với tâm trạng giằng xé, đau đớn tốt cùng.
Đặc biệt, việc bán chó mở ra bi kịch tiếp theo đó. Lão Hạc tự kết liễu cuộc đời mình.
Hành động bán chó và tự kết thúc cuộc đời mình là chi tiết đắt giá của Nam Cao. Lão Hạc trở thành nhân vật đặc biệt, đại diện cho người nông dân thống khổ trước cách mạng tháng Tám, còn cậu Vàng trở thành chú chó nổi tiếng của văn học hiện thực.
Từ khi Lão Hạc ra đời đến này, nhiều lần Lão Hạc và cậu Vàng được đưa lên màn ảnh.
Trong tác phẩm điện ảnh kinh điển Làng Vũ Đại ngày ấy, lão Hạc do nhà văn Kim Lân thủ vai. Cậu vàng được giao cho một chú chó thuộc giống Bắc Hà với bộ lông xù, đuôi cong vút và gương mặt tinh anh và thể hiện trọn vẹn hình ảnh cậu Vàng.
Với khuôn mặt khắc khổ, lối diễn chân thực, nhà văn Kim Lân và chú chó đã tạo thành hình ảnh Lão Hạc cùng cậu Vàng xúc động, lấy nhiều nước mắt của khán giả.
Đầu năm 2021, nhân kỷ niệm ngày sinh của cố nhà văn Nam Cao, bộ phim điện ảnh “Cậu Vàng” – dự án của đạo diễn Trần Vũ Thủy đã chính thức ra mắt công chúng. Tuy nhiên, bộ phim từng gây nhiều tranh cãi khi sử dụng chú chó thuần Nhật Bản Shiba vào vai cậu Vàng.
Mời độc giả xem video:Vụ ma túy trong bệnh viện: Bộ Y tế yêu cầu giám đốc bệnh viện kiểm điểm. Nguồn: THDT.