Thi sỹ Hoàng Cầm là ông hoàng thơ tình Việt Nam. Bài thơ Lá diêu bông là một trong những bài thơ trữ tình hay nhất của ông.Bài thơ là câu chuyện tình có thật của chính nhà thơ Hoàng Cầm. Ông kể, ông yêu từ sớm. 8 tuổi đã biết say mê. Nàng thơ hơn ông 8 tuổi tên là Vinh. Trong một lần từ tỉnh lỵ trọ học về thăm nhà, trong ánh nắng chiều, chị Vinh hiện ra trước mắt ông, đẹp rực rỡ như một thiên thần.Nhà thơ kể lại rằng, ông si mê vẻ đẹp của chị Vinh, lẽo đẽo đi theo chị Vinh, chỉ để ngắm thôi. Một buổi chiều, ông theo chị Vinh ra cánh đồng sau nhà. Tháng 10, lúa đã gặt chỉ còn trơ gốc rạ. Chị lúi húi tìm một thứ lá cây mọc ở gò đất. Ông cũng tìm hộ chị. Lá ấy tên gì ông không nhớ.Theo lời kể lại của nhà thơ, hai người cứ quyến luyến như thế cho đến ngày “chị” đi lấy chồng, thời điểm nhà thơ khoảng 12 tuổi. Kể từ ngày ấy nhà thơ không còn gặp lại người con gái mình minh mê, thầm thương, trộm nhớ.Hơn 20 năm sau, vào mùa rét năm 1959, trong một đêm mơ kỷ niệm cũ, Hoàng Cầm viết bài thơ Lá diêu bông. Bài thơ nổi tiếng được viết trong phút giây xuất thần như thế.Lá diêu bông được nhà thơ giải thích đó là lá của hoa phiêu diêu, hoa trong mộng tưởng. Tình yêu luôn đẹp và phiêu diêu như vậy: “Từ thuở ấy/Em cầm chiếc lá đi đầu non cuối bể/Gió quê vi vút gọi/Diêu bông hời.../...ới diêu bông.../".Yêu mến hình ảnh lá diêu bông, năm 1980, nhà thơ Phạm Duy đã phổ nhạc ca khúc Lá diêu bông. Đây là ca khúc phổ nhạc có lời ca gần nhất với bản gốc bài thơ của thi sĩ Hoàng Cầm. Thay đổi đáng chú ý nhất là hai câu hát cuối cùng được nhạc sĩ thêm vào: Em đi trăm núi nghìn sông/Nào tìm thấy lá diêu bông bao giờ…Khoảng năm 1990, nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc và lời mới cho bài thơ lấy tên Sao em nỡ vội lấy chồng. Khác với nhạc sĩ Phạm Duy giữ nguyên phần lời của thi sĩ Hoàng Cầm, nhạc sĩ Trần Tiến đã khéo léo pha trộn thêm nhiều chất liệu khác của âm nhạc dân gian cả Bắc Bộ và Nam Bộ vào bài hát. Mời độc giả xem video:Xe ôm côn đồ trước cổng Bệnh viện Nhi Trung ương | VTV24.
Thi sỹ Hoàng Cầm là ông hoàng thơ tình Việt Nam. Bài thơ Lá diêu bông là một trong những bài thơ trữ tình hay nhất của ông.
Bài thơ là câu chuyện tình có thật của chính nhà thơ Hoàng Cầm. Ông kể, ông yêu từ sớm. 8 tuổi đã biết say mê. Nàng thơ hơn ông 8 tuổi tên là Vinh. Trong một lần từ tỉnh lỵ trọ học về thăm nhà, trong ánh nắng chiều, chị Vinh hiện ra trước mắt ông, đẹp rực rỡ như một thiên thần.
Nhà thơ kể lại rằng, ông si mê vẻ đẹp của chị Vinh, lẽo đẽo đi theo chị Vinh, chỉ để ngắm thôi. Một buổi chiều, ông theo chị Vinh ra cánh đồng sau nhà. Tháng 10, lúa đã gặt chỉ còn trơ gốc rạ. Chị lúi húi tìm một thứ lá cây mọc ở gò đất. Ông cũng tìm hộ chị. Lá ấy tên gì ông không nhớ.
Theo lời kể lại của nhà thơ, hai người cứ quyến luyến như thế cho đến ngày “chị” đi lấy chồng, thời điểm nhà thơ khoảng 12 tuổi. Kể từ ngày ấy nhà thơ không còn gặp lại người con gái mình minh mê, thầm thương, trộm nhớ.
Hơn 20 năm sau, vào mùa rét năm 1959, trong một đêm mơ kỷ niệm cũ, Hoàng Cầm viết bài thơ Lá diêu bông. Bài thơ nổi tiếng được viết trong phút giây xuất thần như thế.
Lá diêu bông được nhà thơ giải thích đó là lá của hoa phiêu diêu, hoa trong mộng tưởng. Tình yêu luôn đẹp và phiêu diêu như vậy: “Từ thuở ấy/Em cầm chiếc lá đi đầu non cuối bể/Gió quê vi vút gọi/Diêu bông hời.../...ới diêu bông.../".
Yêu mến hình ảnh lá diêu bông, năm 1980, nhà thơ Phạm Duy đã phổ nhạc ca khúc Lá diêu bông. Đây là ca khúc phổ nhạc có lời ca gần nhất với bản gốc bài thơ của thi sĩ Hoàng Cầm. Thay đổi đáng chú ý nhất là hai câu hát cuối cùng được nhạc sĩ thêm vào: Em đi trăm núi nghìn sông/Nào tìm thấy lá diêu bông bao giờ…
Khoảng năm 1990, nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc và lời mới cho bài thơ lấy tên Sao em nỡ vội lấy chồng. Khác với nhạc sĩ Phạm Duy giữ nguyên phần lời của thi sĩ Hoàng Cầm, nhạc sĩ Trần Tiến đã khéo léo pha trộn thêm nhiều chất liệu khác của âm nhạc dân gian cả Bắc Bộ và Nam Bộ vào bài hát.
Mời độc giả xem video:Xe ôm côn đồ trước cổng Bệnh viện Nhi Trung ương | VTV24.