Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương (1870-1907), tên tự là tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh, quê ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay. Tú Xương được xem là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Wikipedia. Cuộc đời Tú Xương gắn liền thi cử thất bại. Ông từng đi thi tới 8 lần vào các năm 1886, 1888, 1891, 1894, 1897,1900, 1903, 1906 nhưng chỉ đậu tú tài thiên thỉ (lấy thêm). Tú Xương không sao thi đỗ cử nhân, dù đã khá kiên trì theo đuổi. Đến khoa Quý Mão (1903), Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương để bớt đen đủi, nhưng vẫn thi hỏng. Chán ngán con đường khoa cử, Tú Xương buồn đến nỗi phải buột miệng than thở: Bụng buồn còn biết nói năng chi / Đệ nhất buồn là cái hỏng thi. Ảnh: Bưu chính viễn thông.Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn. Bà Mẫn (Bà Tú) sinh cho ông 8 người con, trong đó có 6 trai và 2 gái. Bà Tú là đại diện cho phụ nữ Việt Nam xưa, tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình. Bà đã đi vào thi phẩm của chồng như một nhân vật điển hình hấp dẫn. Tú Xương viết bài thơ Thương vợ với những câu: Quanh năm buôn bán ở mom sông / Nuôi đủ năm con với một chồng / Lặn lội thân cò nơi quãng vắng / Eo sèo mặt nước buổi đò đông… Ảnh: Hội Nhà văn.Sông kia rày đã nên đồng / Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai / Vẳng nghe tiếng ếch bên tai / Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. Đây là 4 câu thơ trong bài thơ Sông lấp của Tú Xương. Dòng sông được nhắc tới ở đây là sông Vị Hoàng, ở quê của tác giả. Dưới thời vua Minh Mạng, dòng sông này bị san lấp nên còn được gọi là sông lấp. Ảnh: NXB Văn học.Tú Xương được xem là hiện tượng trong nền văn học Việt Nam, nghệ sĩ bậc thầy về chơi chữ. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã suy tôn Tú Xương là bậc "thần thơ thánh chữ". Nhà thơ Xuân Diệu xếp hạng Tú Xương thứ 5 sau Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm. Nhà văn Nguyễn Tuân biểu dương Tú Xương là một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Hội Nhà văn.Khi còn sống, Tú Xương chủ yếu sáng tác văn thơ để đả kích những thói hư tật xấu của xã hội đương thời và nói lên nỗi lòng bản thân. Văn thơ của ông thất lạc hết, được các học giả sau này sưu tầm lại. Cả 3 tác phẩm trên đều do Tú Xương sáng tác. Ảnh: NXB VH-TT.
Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương (1870-1907), tên tự là tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh, quê ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay. Tú Xương được xem là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Cuộc đời Tú Xương gắn liền thi cử thất bại. Ông từng đi thi tới 8 lần vào các năm 1886, 1888, 1891, 1894, 1897,1900, 1903, 1906 nhưng chỉ đậu tú tài thiên thỉ (lấy thêm). Tú Xương không sao thi đỗ cử nhân, dù đã khá kiên trì theo đuổi. Đến khoa Quý Mão (1903), Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương để bớt đen đủi, nhưng vẫn thi hỏng. Chán ngán con đường khoa cử, Tú Xương buồn đến nỗi phải buột miệng than thở: Bụng buồn còn biết nói năng chi / Đệ nhất buồn là cái hỏng thi. Ảnh: Bưu chính viễn thông.
Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn. Bà Mẫn (Bà Tú) sinh cho ông 8 người con, trong đó có 6 trai và 2 gái. Bà Tú là đại diện cho phụ nữ Việt Nam xưa, tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình. Bà đã đi vào thi phẩm của chồng như một nhân vật điển hình hấp dẫn. Tú Xương viết bài thơ Thương vợ với những câu: Quanh năm buôn bán ở mom sông / Nuôi đủ năm con với một chồng / Lặn lội thân cò nơi quãng vắng / Eo sèo mặt nước buổi đò đông… Ảnh: Hội Nhà văn.
Sông kia rày đã nên đồng / Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai / Vẳng nghe tiếng ếch bên tai / Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. Đây là 4 câu thơ trong bài thơ Sông lấp của Tú Xương. Dòng sông được nhắc tới ở đây là sông Vị Hoàng, ở quê của tác giả. Dưới thời vua Minh Mạng, dòng sông này bị san lấp nên còn được gọi là sông lấp. Ảnh: NXB Văn học.
Tú Xương được xem là hiện tượng trong nền văn học Việt Nam, nghệ sĩ bậc thầy về chơi chữ. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã suy tôn Tú Xương là bậc "thần thơ thánh chữ". Nhà thơ Xuân Diệu xếp hạng Tú Xương thứ 5 sau Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm. Nhà văn Nguyễn Tuân biểu dương Tú Xương là một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Hội Nhà văn.
Khi còn sống, Tú Xương chủ yếu sáng tác văn thơ để đả kích những thói hư tật xấu của xã hội đương thời và nói lên nỗi lòng bản thân. Văn thơ của ông thất lạc hết, được các học giả sau này sưu tầm lại. Cả 3 tác phẩm trên đều do Tú Xương sáng tác. Ảnh: NXB VH-TT.