“Gia tài” của vua truyện trinh thám Việt Nam

Google News

Giới nghiên cứu cho rằng Vết tay trên trần xuất bản năm 1936 là cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại, và tác giả cuốn tiểu thuyết là nhà văn Phạm Cao Củng chính là “Vua truyện trinh thám Việt Nam”.
 
 

Nhà văn Phạm Cao Củng sinh năm 1913 tại Nam Định. Nhà văn khởi nghiệp bằng cách viết truyện trinh thám, kiếm hiệp, mạo hiểm kỳ tình... Năm 1936, ông cho in truyện Vết tay trên trần. Giới văn học coi đây là tác phẩm đầu tiên viết về mảng trinh thám ở Việt Nam và ông là người cắm cột mốc cho thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.
“Gia tai” cua vua truyen trinh tham Viet Nam
Nhà văn Phạm Cao Củng và vợ lúc trẻ. 
Không chỉ viết truyện trinh thám, nhà văn Phạm Cao Củng còn viết tiểu thuyết kiếm hiệp và mạo hiểm kỳ tình. Ông thích viết những đề tài "đặc biệt khác lạ".
Cho đến ngày nay, các truyện trinh thám, kiếm hiệp… của nhà văn Phạm Cao Củng khá nhiều như: Vết tay trên trần (1936), Kho tàng họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Ba viên ngọc bích (1938), Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người (1941), Nhà sư thọt (1941), Đôi hoa tai của bà Chúa (1942), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Bàn tay sáu ngón, Hai người lên máy chém (1950), Người chó sói (1950), Vụ án mạng thứ sáu (1950), Tiếng giầy trong sương mù (1951), Chiếc gối đẫm máu (1951)...
Đặc biệt, bộ sách Thám tử Kỳ Phát gồm 5 cuốn: Đám cưới Kỳ Phát; Nhà sư thọt; Chiếc tất nhuộm bùn; Vết tay trên trần; Kỳ Phát giết người rất ăn khách. Giống như Sherlock Holmes, Kỳ Phát luôn đề cao lý trí, lấy suy luận làm phương cách phá án.
Mỗi một tập truyện, nhà văn Phạm Cao Củng dẫn dắt độc giả đi vào những vụ án đáng sợ, những tình tiết ly kì, những âm mưu thâm độc. Khi viết, ông chú ý tới bố cục của truyện. Ông dẫn độc giả theo một con đường ngắt ngoéo, buộc trí óc độc giả phải luôn luôn làm việc, suy đoán cuối cùng mới đi tới một đoạn kết không ngờ.
Ví dụ, Đám cưới Kỳ Phát, chàng thám tử tình cờ gặp một giai nhân trên chuyến tàu định mệnh và nhận chiếc vali duyên nợ, không ai biết Kỳ Phát sẽ có đám cưới hạnh phúc hay chỉ là cạm bẫy chết người.
Ở Nhà sư thọt, Kỳ Phát phải lần theo manh mối để tìm ra hung thủ và những ẩn ức giấu kín. Với Chiếc tất nhuộm bùn, Kỳ Phát chứng minh được khả năng suy luận tài tình khi gỡ được mối rối vụ án từ manh mối duy nhất là chiếc tất.
Trong Vết tay trên trần, Kỳ Phát đứng giữa những lời khai, bằng chứng đầy mâu thuẫn: nạn nhân bị giết trong buồng kín, trên trần nhà có những vết tay nhỏ; trong khi con trai nạn nhân khai bố bị một bóng đen bóp cổ, lão bộc lại bảo thấy một bóng trắng đi vào nhà. Nhiệm vụ của chàng thám tử là phải tìm được lời giải cho bài toán mà mọi lời khai.
“Gia tai” cua vua truyen trinh tham Viet Nam-Hinh-2
 Bộ truyện Kỳ Phát phá án của nhà văn Phạm Cao Củng được người đọc say mê.
Đối với Kỳ Phát giết người, chàng thám tử phải đối mặt với vụ án mà chính anh cũng là nạn nhân. Khi tới gặp người tình cũ, Kỳ Phát được biết chồng nàng mới qua đời. Nhiệm vụ của chàng thám tử là phải dùng tài trí của mình để vạch ra kẻ chủ mưu và tìm được con trai cho người yêu cũ.
Nhận xét về Phạm Cao Củng và các tác phẩm của ông, giới phê bình cho rằng, cái đặc biệt ở tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng là tuy vay mượn văn học phương Tây nhưng ông đã việt hóa rất tài tình, cộng thêm phần sáng tạo riêng có. Giống như Sherlock Holmes, nhân vật của ông luôn đề cao lý trí, lấy suy luận làm phương cách phá án. Tuy nhiên, các nhân vật và khung cảnh trong truyện của ông đều có tính chất Việt Nam, hợp với trình độ người Việt hiện thời.
“Gia tai” cua vua truyen trinh tham Viet Nam-Hinh-3
 Giới phê bình đánh giá so với các nhà văn viết truyện trinh thám cùng thời, truyện của Phạm Cao Củng là đặc sắc nhất.
Trong cuốn hồi ký của mình, nhà văn Phạm Cao Củng cũng tâm sự rằng viết truyện trinh thám ở nước ta rất khó, vì dân ta vốn tính bình dị, trong xã hội cũng ít thấy xảy ra những vụ trộm hay án mạng có thể gọi là ly kỳ, bí mật... Vì thế, những vai chính chẳng thể mỗi lúc giơ được khẩu súng lục ra hay bắn nhau, không thể có được những nhà hầm có cơ quan bí mật… như ở trong nhiều truyện trinh thám Âu Tây.
“Tôi chỉ ao ước viết được những truyện trinh thám mà việc rất có thể xảy ra được trong xã hội Việt Nam, và vai chính cần phải có được những tính cách hoàn toàn Việt Nam”, nhà văn Phạm Cao Củng chia sẻ.

Mời độc giả xem video:Hiểm họa từ xe chở cuộn tôn thép không chèn an toàn. Nguồn: VTV24.


Thu Hà

>> xem thêm

Bình luận(0)