Charles-Édouard Hocquard là bác sĩ quân y tham gia chiến dịch của Pháp ở Việt Nam. Ông có mặt ở Việt Nam trong khoảng 26 tháng. Với tinh thần phiêu lưu, ông viết lại những điều mắt thấy, tai nghe, chụp lại những bức ảnh và sưu tầm tranh khắc về cuộc sống ở Việt Nam trong thời gian ở đây (1884-1886). Bức ảnh trên mô tả thợ khảm chỉnh lại giũa ở khu phố của Hà Nội.Ông viết ký sự hành trình về Bắc kỳ bằng tiếng Pháp, đăng trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ). Trong ảnh là một phụ nữ Hà Nội với chiếc nón ba tầm.Ký sự "Ba mươi tháng ở Bắc kỳ" được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa tên thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam. Trong hình trên là một cô gái An Nam môi sưng vì ăn trầu.Là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy trong ký sự của mình, bác sĩ Hocquard chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Hình ảnh trên là các bồi phục vụ cho người Pháp ở Bắc Kỳ.Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực. Hình ảnh trên là người qua lại trên lối đi chính của khu nhượng địa.Không chỉ là bác sĩ quân y, Hocquard còn là nhiếp ảnh gia quân sự đo đạc địa hình ở Bắc và Trung kỳ. Ông chụp nhiều hình ảnh mà mình chứng kiến. Trong hình trên là một người bán thịt rong.Ông có điều kiện để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến... Bức hình trên mô tả người thợ cạo thời bấy giờ.Được diện kiến sứ đoàn do vua An Nam phái đi gặp tướng Millot, Hocquard lưu lại hình ảnh.Trong sách Một chiến dịch ở Bắc kỳ, con người chiếm vị trí trung tâm. Trong 225 ảnh của cuốn sách, có hơn 40% lượng ảnh chụp người. Bên cạnh những bức tranh thô mộc mô tả con người là những bức ảnh chụp cô bán hàng ở chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần... Hình trên là các nhà nho ở tòa công sứ.Tác giả cũng mô tả các nghi thức tôn giáo (như đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc). Hình trên là một ban nhạc thời đó.
Charles-Édouard Hocquard là bác sĩ quân y tham gia chiến dịch của Pháp ở Việt Nam. Ông có mặt ở Việt Nam trong khoảng 26 tháng. Với tinh thần phiêu lưu, ông viết lại những điều mắt thấy, tai nghe, chụp lại những bức ảnh và sưu tầm tranh khắc về cuộc sống ở Việt Nam trong thời gian ở đây (1884-1886). Bức ảnh trên mô tả thợ khảm chỉnh lại giũa ở khu phố của Hà Nội.
Ông viết ký sự hành trình về Bắc kỳ bằng tiếng Pháp, đăng trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ). Trong ảnh là một phụ nữ Hà Nội với chiếc nón ba tầm.
Ký sự "Ba mươi tháng ở Bắc kỳ" được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa tên thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam. Trong hình trên là một cô gái An Nam môi sưng vì ăn trầu.
Là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy trong ký sự của mình, bác sĩ Hocquard chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Hình ảnh trên là các bồi phục vụ cho người Pháp ở Bắc Kỳ.
Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực. Hình ảnh trên là người qua lại trên lối đi chính của khu nhượng địa.
Không chỉ là bác sĩ quân y, Hocquard còn là nhiếp ảnh gia quân sự đo đạc địa hình ở Bắc và Trung kỳ. Ông chụp nhiều hình ảnh mà mình chứng kiến. Trong hình trên là một người bán thịt rong.
Ông có điều kiện để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến... Bức hình trên mô tả người thợ cạo thời bấy giờ.
Được diện kiến sứ đoàn do vua An Nam phái đi gặp tướng Millot, Hocquard lưu lại hình ảnh.
Trong sách Một chiến dịch ở Bắc kỳ, con người chiếm vị trí trung tâm. Trong 225 ảnh của cuốn sách, có hơn 40% lượng ảnh chụp người. Bên cạnh những bức tranh thô mộc mô tả con người là những bức ảnh chụp cô bán hàng ở chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần... Hình trên là các nhà nho ở tòa công sứ.
Tác giả cũng mô tả các nghi thức tôn giáo (như đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc). Hình trên là một ban nhạc thời đó.