Năm 1937, tòa soạn báo Tiểu thuyết Thứ bảy đăng bài thơ Hai sắc hoa tigon của T.T.Kh. Tác phẩm sau đó được đánh giá là một trong những bài thơ tình hay nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam.Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng, bản thảo Hai sắc hoa tigon mới đầu bị ném vào sọt rác. Câu chuyện này mãi sau mới được kể lại bởi nhà văn Ngọc Giao, thư ký tòa soạn của báo Tiểu thuyết Thứ bảy thời đó.Theo lời kể của nhà văn Ngọc Giao, đó một buổi trưa, cuối mùa thu năm 1937, vì một lý do đặc biệt, ông nán lại cơ quan và ngồi xuống chiếc bàn cạnh sọt rác. Không biết điều gì xui khiến, ông đưa tay vào sọt giấy loại, nhặt lên tờ bị vo tròn. Đó là một tờ giấy học trò khổ nhỏ.Một bài thơ. Chữ viết bằng bút chì nguệch ngoạc, nét run, nét mờ, như thể viết ra một lần là xong và gửi luôn cho tòa báo.Bài thơ đã khiến nhà văn Ngọc Giao xúc động lạ thường. Ông đưa bài thơ cho vài đồng nghiệp đọc rồi cùng đưa ra nhận định: “Sao lại có bài thơ tuyệt đến thế này…!”.“Nếu không cúi xuống sọt rác, thì đóa hải đường Hai sắc hoa tigon đành an phận nằm trong đó, rồi người ta mang đi theo thường lệ, người ta phóng lửa đốt cả. Trong đó, rất có thể cả những áng văn hay mà cái anh thư ký tòa soạn quan liêu, nhác lười, cẩu thả đã ném đi!…”, nhà văn Ngọc Giao nhớ lại.Ngay sau đó, bài thơ Hai sắc hoa tigon chính thức ra mắt văn đàn trên tờ Tiểu thuyết Thứ bảy số 179 (ra ngày 23/09/1937) và trở thành một hiện tượng văn chương độc đáo. Bài thơ không chỉ là nỗi niềm của người con gái với “người ấy” mà còn thể hiện một cách viết mới mẻ, đầy sáng tạo.T.T.Kh viết Hai sắc hoa tigon theo thể loại thơ mới bảy chữ gồm 11 khổ, mỗi khổ 4 câu, tổng cộng 44 câu theo phong cách thơ tứ tuyệt, giai điệu phảng phất sương khói Đường thi nên đọc dễ cảm. Bài thơ lời tâm sự của một thiếu nữ trải qua một cuộc tình éo le ngang trái. Bi kịch gắn với không gian có giàn hoa tigôn- biểu tượng của tình yêu tan vỡ.Ngoài Hai sắc hoa tigon, toà soạn báo Tiểu thuyết Thứ bảy còn nhận được thêm 2 bài thơ nữa ký tên T.T.Kh gồm: Bài Thơ Thứ Nhất (số 182, ra ngày 20/11/1937) và Bài Thơ Cuối Cùng (số 217, ra ngày 30/10/1938). Ngoài ra, còn một bài thơ khác là bài thơ Đan Áo Cho Chồng cũng ký tên T.T.Kh, nhưng được đăng trên tờ Phụ Nữ Thời Đàm (1938).Một điều đặc biệt nữa là cho đến tận ngày nay, không ai biết được T.T.Kh là ai. Nhiều giai thoại đồn đoán về tác giả trong suốt những năm qua. Nhiều cái tên được giới nghiên cứu nhắc đến. Tuy nhiên, cho đến nay T.T.Kh vẫn luôn là một ẩn số.Mời độc giả xem video:Bệnh nhân tử vong sau 4 tiếng nằm chờ cấp cứu, BV Chợ Rẫy nói do bác sĩ thiếu kinh nghiệm. Nguồn: VTV24.
Năm 1937, tòa soạn báo Tiểu thuyết Thứ bảy đăng bài thơ Hai sắc hoa tigon của T.T.Kh. Tác phẩm sau đó được đánh giá là một trong những bài thơ tình hay nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam.
Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng, bản thảo Hai sắc hoa tigon mới đầu bị ném vào sọt rác. Câu chuyện này mãi sau mới được kể lại bởi nhà văn Ngọc Giao, thư ký tòa soạn của báo Tiểu thuyết Thứ bảy thời đó.
Theo lời kể của nhà văn Ngọc Giao, đó một buổi trưa, cuối mùa thu năm 1937, vì một lý do đặc biệt, ông nán lại cơ quan và ngồi xuống chiếc bàn cạnh sọt rác. Không biết điều gì xui khiến, ông đưa tay vào sọt giấy loại, nhặt lên tờ bị vo tròn. Đó là một tờ giấy học trò khổ nhỏ.
Một bài thơ. Chữ viết bằng bút chì nguệch ngoạc, nét run, nét mờ, như thể viết ra một lần là xong và gửi luôn cho tòa báo.
Bài thơ đã khiến nhà văn Ngọc Giao xúc động lạ thường. Ông đưa bài thơ cho vài đồng nghiệp đọc rồi cùng đưa ra nhận định: “Sao lại có bài thơ tuyệt đến thế này…!”.
“Nếu không cúi xuống sọt rác, thì đóa hải đường Hai sắc hoa tigon đành an phận nằm trong đó, rồi người ta mang đi theo thường lệ, người ta phóng lửa đốt cả. Trong đó, rất có thể cả những áng văn hay mà cái anh thư ký tòa soạn quan liêu, nhác lười, cẩu thả đã ném đi!…”, nhà văn Ngọc Giao nhớ lại.
Ngay sau đó, bài thơ Hai sắc hoa tigon chính thức ra mắt văn đàn trên tờ Tiểu thuyết Thứ bảy số 179 (ra ngày 23/09/1937) và trở thành một hiện tượng văn chương độc đáo. Bài thơ không chỉ là nỗi niềm của người con gái với “người ấy” mà còn thể hiện một cách viết mới mẻ, đầy sáng tạo.
T.T.Kh viết Hai sắc hoa tigon theo thể loại thơ mới bảy chữ gồm 11 khổ, mỗi khổ 4 câu, tổng cộng 44 câu theo phong cách thơ tứ tuyệt, giai điệu phảng phất sương khói Đường thi nên đọc dễ cảm. Bài thơ lời tâm sự của một thiếu nữ trải qua một cuộc tình éo le ngang trái. Bi kịch gắn với không gian có giàn hoa tigôn- biểu tượng của tình yêu tan vỡ.
Ngoài Hai sắc hoa tigon, toà soạn báo Tiểu thuyết Thứ bảy còn nhận được thêm 2 bài thơ nữa ký tên T.T.Kh gồm: Bài Thơ Thứ Nhất (số 182, ra ngày 20/11/1937) và Bài Thơ Cuối Cùng (số 217, ra ngày 30/10/1938). Ngoài ra, còn một bài thơ khác là bài thơ Đan Áo Cho Chồng cũng ký tên T.T.Kh, nhưng được đăng trên tờ Phụ Nữ Thời Đàm (1938).
Một điều đặc biệt nữa là cho đến tận ngày nay, không ai biết được T.T.Kh là ai. Nhiều giai thoại đồn đoán về tác giả trong suốt những năm qua. Nhiều cái tên được giới nghiên cứu nhắc đến. Tuy nhiên, cho đến nay T.T.Kh vẫn luôn là một ẩn số.
Mời độc giả xem video:Bệnh nhân tử vong sau 4 tiếng nằm chờ cấp cứu, BV Chợ Rẫy nói do bác sĩ thiếu kinh nghiệm. Nguồn: VTV24.