Trong truyện cổ tích Việt Nam, ông Bụt xuất hiện trong Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thằng Bờm…. Trong các tác phẩm này, ông Bụt hiện ra với râu tóc bạc phơ và dài, gương mặt phúc hậu, đẹp lão, dáng đi khoan thai, đôi mắt sáng ngời… Và đặc biệt Bụt có rất nhiều phép màu.Ông thường xuất hiện khi những người nghèo khổ gặp chuyện chẳng lành. Ông hiện ra bất ngờ và thường hỏi: Làm sao con khóc, làm sao ngươi khóc, sao con lại khóc?Anh Khoai trong truyện "Cây tre trăm đốt" đã gặp Bụt giữa rừng sâu. Bụt trao cho anh câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất” để anh tạo ra cây tre trăm đốt. Nhờ câu thần chú ấy, anh Khoai cần cù, chất phác đã lấy được con gái phú ông làm vợ!Bụt trong truyện "Tấm Cám" xuất hiện nhiều lần, che chở cho cô Tấm hiền lành, tội nghiệp. Bụt bày cho Tấm nuôi cá bống, chỉ Tấm chôn xương cá vào hũ, để sau này biến thành áo quần, giày dép cho Tấm mặc đi hội.Bụt còn hoá phép cho Tấm biến thành chim, thành cây xoan đào, thành quả thị thơm tho, thành cô gái xinh đẹp biết thêm trầu cánh phượng… Phép màu nhiệm của Bụt đã giúp cô Tấm trải qua bao gian nan kiếp nạn để đến bến bờ hạnh phúc.Theo các nhà nghiên cứu văn học dân gian, dù là nhân vật không có thật, xuất hiện cùng nhiều yếu tố hoang đường, nhưng ông Bụt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong câu chuyện. Hình tượng Bụt đại diện cho mơ ước, khát vọng của con người về cuộc sống tốt đẹp, về cái thiện chiến thắng cái ác, về sự công bằng trong xã hội nhiều bất công.Không chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích, trong văn hóa dân gian Việt Nam, Bụt còn xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ với những ý nghĩa tương tự... Mời độc giả xem video:TP.HCM: Công an phong tỏa, kiểm tra cây xăng ở Gò Vấp. Nguồn: THDT.
Trong truyện cổ tích Việt Nam, ông Bụt xuất hiện trong Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thằng Bờm…. Trong các tác phẩm này, ông Bụt hiện ra với râu tóc bạc phơ và dài, gương mặt phúc hậu, đẹp lão, dáng đi khoan thai, đôi mắt sáng ngời… Và đặc biệt Bụt có rất nhiều phép màu.
Ông thường xuất hiện khi những người nghèo khổ gặp chuyện chẳng lành. Ông hiện ra bất ngờ và thường hỏi: Làm sao con khóc, làm sao ngươi khóc, sao con lại khóc?
Anh Khoai trong truyện "Cây tre trăm đốt" đã gặp Bụt giữa rừng sâu. Bụt trao cho anh câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất” để anh tạo ra cây tre trăm đốt. Nhờ câu thần chú ấy, anh Khoai cần cù, chất phác đã lấy được con gái phú ông làm vợ!
Bụt trong truyện "Tấm Cám" xuất hiện nhiều lần, che chở cho cô Tấm hiền lành, tội nghiệp. Bụt bày cho Tấm nuôi cá bống, chỉ Tấm chôn xương cá vào hũ, để sau này biến thành áo quần, giày dép cho Tấm mặc đi hội.
Bụt còn hoá phép cho Tấm biến thành chim, thành cây xoan đào, thành quả thị thơm tho, thành cô gái xinh đẹp biết thêm trầu cánh phượng… Phép màu nhiệm của Bụt đã giúp cô Tấm trải qua bao gian nan kiếp nạn để đến bến bờ hạnh phúc.
Theo các nhà nghiên cứu văn học dân gian, dù là nhân vật không có thật, xuất hiện cùng nhiều yếu tố hoang đường, nhưng ông Bụt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong câu chuyện. Hình tượng Bụt đại diện cho mơ ước, khát vọng của con người về cuộc sống tốt đẹp, về cái thiện chiến thắng cái ác, về sự công bằng trong xã hội nhiều bất công.
Không chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích, trong văn hóa dân gian Việt Nam, Bụt còn xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ với những ý nghĩa tương tự...
Mời độc giả xem video:TP.HCM: Công an phong tỏa, kiểm tra cây xăng ở Gò Vấp. Nguồn: THDT.