Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời lúc 16h45 ngày 20/3, do tuổi cao, sức yếu, thọ 71 tuổi. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Tướng về hưu, Chảy đi sông ơi, Những người thợ xẻ... Đặc biệt, trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Thiệp có một bộ phận không nhỏ sáng tác mang cảm hứng huyền thoại. Trong đó phải kể đến tác phẩm Con gái thủy thần với nhân vật Chương.“Chắc nhiều người còn nhớ trận bão mùa hè năm 1956. Trận bão ấy, ở bãi nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn cây muỗm đại thụ. Không biết ai nó trông thấy có đôi giao long quấn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗm, có một đứa bé mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con thuỷ thần để lại. Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả.”.Chuyện Mẹ Cả ám ảnh Chương suốt cuộc đời niên thiếu. Xuyên suốt Con gái thủy thần là hành trình của Chương trong cuộc kiếm tìm huyền ảo và vô vọng. Cuộc kiếm tìm bắt đầu từ tuổi thơ buồn bã cho đến lúc trưởng thành đầy gian nan khổ sở của Chương.Chương dành nửa đời người để đi tìm Mẹ Cả trong tâm tưởng của mình. Nhưng những người Chương gặp gỡ, không phải là người con gái mà Chương kiếm tìm.Nửa cuộc đời đủ để người ta nhận ra những ảo tưởng vô vọng. Nhưng Chương thì khác, anh đi, đi mãi. Anh đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: "Con gái thuỷ thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi cái gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi...".Tràn ngập Con gái thủy thần là không khí huyền ảo, từ nhân vật Mẹ Cả- con gái của thủy thần, đến hình ảnh dòng sông với trận bão ở bãi Nổi trên sông Cái ở ngay đầu truyện. Ngoài ra không khí huyền ảo còn được thể hiện bởi câu chuyện về một cuộc kiếm tìm lãng mạn và kỳ diệu của nhân vật Chương.Kề về những con người đi tìm điều kỳ diệu như nhân vật Chương, tác giả Nguyễn Huy Thiệp cho thấy khát vọng của con người tìm đến với tình yêu, thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ, mệt mỏi và tù túng.Cũng trong cái không khí huyền ảo ấy, thông qua Con gái thủy thần, Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn truyền tải một thông điệp. Đó là thức tỉnh những ai còn mơ mộng, ảo tưởng vào những điều huyễn hoặc hãy biết sống lý trí hơn, đừng vì ảo vọng mà đánh mất một thanh xuân tươi đẹpCon gái thủy thần - một câu truyện hiện thực lãng mạn kỳ ảo, một triết lý nhân văn sâu sắc. Đây chính là điều làm lên thành công của Nguyễn Huy Thiệp, một nhà văn tài ba, một tâm hồn văn chương vừa tắt. Vĩnh biệt Nguyễn Huy Thiệp và nhớ mãi ông... Mời độc giả xem video: Ma trận sách giả trên mạng xã hội. Nguồn: VTV TSTC.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời lúc 16h45 ngày 20/3, do tuổi cao, sức yếu, thọ 71 tuổi. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Tướng về hưu, Chảy đi sông ơi, Những người thợ xẻ... Đặc biệt, trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Thiệp có một bộ phận không nhỏ sáng tác mang cảm hứng huyền thoại. Trong đó phải kể đến tác phẩm Con gái thủy thần với nhân vật Chương.
“Chắc nhiều người còn nhớ trận bão mùa hè năm 1956. Trận bão ấy, ở bãi nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn cây muỗm đại thụ. Không biết ai nó trông thấy có đôi giao long quấn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗm, có một đứa bé mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con thuỷ thần để lại. Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả.”.
Chuyện Mẹ Cả ám ảnh Chương suốt cuộc đời niên thiếu. Xuyên suốt Con gái thủy thần là hành trình của Chương trong cuộc kiếm tìm huyền ảo và vô vọng. Cuộc kiếm tìm bắt đầu từ tuổi thơ buồn bã cho đến lúc trưởng thành đầy gian nan khổ sở của Chương.
Chương dành nửa đời người để đi tìm Mẹ Cả trong tâm tưởng của mình. Nhưng những người Chương gặp gỡ, không phải là người con gái mà Chương kiếm tìm.
Nửa cuộc đời đủ để người ta nhận ra những ảo tưởng vô vọng. Nhưng Chương thì khác, anh đi, đi mãi. Anh đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: "Con gái thuỷ thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi cái gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi...".
Tràn ngập Con gái thủy thần là không khí huyền ảo, từ nhân vật Mẹ Cả- con gái của thủy thần, đến hình ảnh dòng sông với trận bão ở bãi Nổi trên sông Cái ở ngay đầu truyện. Ngoài ra không khí huyền ảo còn được thể hiện bởi câu chuyện về một cuộc kiếm tìm lãng mạn và kỳ diệu của nhân vật Chương.
Kề về những con người đi tìm điều kỳ diệu như nhân vật Chương, tác giả Nguyễn Huy Thiệp cho thấy khát vọng của con người tìm đến với tình yêu, thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ, mệt mỏi và tù túng.
Cũng trong cái không khí huyền ảo ấy, thông qua Con gái thủy thần, Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn truyền tải một thông điệp. Đó là thức tỉnh những ai còn mơ mộng, ảo tưởng vào những điều huyễn hoặc hãy biết sống lý trí hơn, đừng vì ảo vọng mà đánh mất một thanh xuân tươi đẹp
Con gái thủy thần - một câu truyện hiện thực lãng mạn kỳ ảo, một triết lý nhân văn sâu sắc. Đây chính là điều làm lên thành công của Nguyễn Huy Thiệp, một nhà văn tài ba, một tâm hồn văn chương vừa tắt. Vĩnh biệt Nguyễn Huy Thiệp và nhớ mãi ông...
Mời độc giả xem video: Ma trận sách giả trên mạng xã hội. Nguồn: VTV TSTC.