Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete của Quân đội Italia được phát triển bởi Iveco-Fiat và Oto Melara (hay còn gọi là CIO, Consorzio Iveco Oto Melara).Trong đó khung gầm và động cơ do Iveco sản xuất còn tháp pháo và hệ thống kiểm soát hỏa lực được cung cấp bởi Oto Melara.Xe tăng Ariete được trang bị những hệ thống quang học hình ảnh số và kiểm soát hỏa lực thế hệ mới nhất, cho phép tác chiến bất kể ngày đêm cũng như có thể vừa chạy vừa bắn ở tốc độ cao.Sáu nguyên mẫu của C1 Ariete được chế tạo vào năm 1988 và đã trải qua thời gian thử nghiệm.Lô xe tăng sản xuất hàng loạt đầu tiên được dự định chuyển giao cho Quân đội Italia vào năm 1993 nhưng thực tế đã bị trì hoãn tới năm 1995.Đợt giao hàng cuối cùng của dòng xe tăng chủ lực này chỉ được hoàn thành trong tháng 8-2002.Có tất cả khoảng 200 chiếc xe tăng chủ lực C1 Ariete được sản xuất.Xe tăng C1 Ariete có thiết kế tương tự như những xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) truyền thống của phương Tây.Trong đó khoang lái bố trí phía trước, khoang chiến đấu ở giữa còn khoang động cơ đặt ở phía sau.Vũ khí chính của C1 Ariete là pháo nòng trơn L44 120 mm do Oto Breda chế tạo. Pháo có hệ thống ổn định tầm hướng điện-thủy lực và ốp bọc cách nhiệt giúp cho độ bền của nòng pháo tốt hơn.Hệ thống kiểm soát hỏa lực OG14L3 TURMS của xe tăng do Galileo Avionica sản xuất, bao gồm thiết bị quan sát ngày đêm SP-T-694 của trưởng xe; kính ngắm hồng ngoại của pháo thủ và thiết bị đo xa laser giúp nhanh chóng phát hiện mục tiêu.Máy tính kiểm soát hỏa lực kỹ thuật số có khả năng đo tốc độ gió, độ ẩm và các điều kiện thời tiết bên ngoài, trợ giúp thêm cho độ chính xác của phát bắn.Máy tính này cũng là một thành phần của hệ thống dẫn đường, cho phép trao đổi thông tin chiến thuật giữa các xe tăng với nhau.Pháo có thể bắn được các loại đạn xuyên dưới cỡ (APFSDS-T) và đạn xuyên lõm (HEAT) hiện đại cũng như tất cả các loại đạn pháo 120 mm theo chuẩn NATO.Trên xe tăng C1 Ariete có một hệ thống gọi là “Thợ săn - Sát thủ” giúp pháo thủ quan sát toàn cảnh chiến trường mà không phải thay đổi vị trí để tránh bị lộ diện.Kính ngắm của trưởng xe có góc quan sát từ -10 độ - +60 độ theo chiều dọc, đủ để giao chiến với các mục tiêu bay thấp như trực thăng.Cơ số đạn mang theo gồm 42 viên với 27 viên ở trong xe và 15 viên còn lại bố trí trong một khoang dự trữ đặc biệt phía sau tháp pháo.Khoang đạn ngăn cách với kíp lái bởi một cánh cửa thép có thể bung ra dễ dàng khi xe bị trúng đạn.Vũ khí phụ gồm 1 súng máy 7,62 mm MG 42/59 đồng trục được điều khiển bởi pháo thủ hoặc trưởng xe và 1 súng máy 7,62 mm MG 42/59 khác bố trí trên nóc tháp pháo để đảm trách chức năng phòng không.Khẩu súng máy này được chiến sĩ nạp đạn điều khiển ngay từ vị trí của mình.Trong chiến đấu, trưởng xe và pháo thủ chia sẻ kính ngắm ảnh nhiệt, ở chế độ ngắm bắn này xe tăng có khả năng giải quyết mục tiêu từ cự ly 1.500 m.Xe tăng C1 Ariete được trang bị vỏ giáp phức hợp thép-composite tương tự như Challenger 2 của Anh và M1 Abrams của Mỹ.Mỗi bên hông của tháp pháo có một cụm 4 ống phóng đạn gây nhiễu với tác dụng che giấu chiếc tăng trước các thiết bị quan sát ảnh nhiệt, quang học và radar của đối phương.Bên cạnh đó kíp xe được bảo vệ an toàn trước tác nhân của vũ khí hủy diệt hàng loạt (NBC).Trái tim của con quái vật thép này là động cơ tăng áp Fiat-Iveco MTCA V12 dung tích 25,8 lít có công suất 1.250 mã lực, mô men xoắn (khả năng chịu tải tức thời) tối đa 4.615 Nm trong khoảng vòng tua máy 1.600 vòng/phút.Với động cơ này giúp cho xe tốc độ tối đa trên đường nhựa đạt 65 km/h và có thể tăng tốc từ 0 - 32 km/h trong vòng 6 giây, tầm hoạt động 600 km, khả năng leo dốc tối đa 60%.Xe dùng hộp số tự động với 4 số tiến và 2 số lùi kết hợp hệ thống lái và phanh thủy lực. Xe có khả năng lội nước sâu 4 m với ống thở hoặc 1,25 m không chuẩn bị.Toàn bộ động cơ và hệ thống truyền động có thể thay thế nhanh chóng trong vòng 1 giờ.Tuy là dòng xe tăng mạnh mẽ và đặc biệt bền bỉ so với các đối thủ thời điểm ra đời, tuy nhên theo thời gian C1 Ariete dần trở nên yếu thế trong tác chiến hiện đại.Tuy nhiên thay vì chọn phát triển phiên bản tiếp theo hoặc nâng cấp sâu rộng dòng xe tăng này, quân đội Ý lại chọn hợp tác với Đức để mua xe tăng Leopard 2A8.Giới phân tích cho rằng, quyết định của Ý liên quan tới chi phí. Rõ ràng mua xe tăng của Đức vừa đáp ứng được yêu cầu trong tác chiến hiện đại, trong khi chi phí lại tối ưu đáng kể.Chưa kể các nước thành viên NATO cùng sử dụng xe tăng Leopard 2 của Đức nên sẽ tiện trong việc phối hợp hiệp đồng tác chiến trong khối.Ý đã tiến hành ký kết hợp đồng để mua 300 chiếc Leopard 2A8 để nâng cao sức chiến đấu cho lực lượng tăng thiết giáp và dần thay thế cho xe tăng C1 Ariete.
Xe tăng chiến đấu chủ lực C1 Ariete của Quân đội Italia được phát triển bởi Iveco-Fiat và Oto Melara (hay còn gọi là CIO, Consorzio Iveco Oto Melara).
Trong đó khung gầm và động cơ do Iveco sản xuất còn tháp pháo và hệ thống kiểm soát hỏa lực được cung cấp bởi Oto Melara.
Xe tăng Ariete được trang bị những hệ thống quang học hình ảnh số và kiểm soát hỏa lực thế hệ mới nhất, cho phép tác chiến bất kể ngày đêm cũng như có thể vừa chạy vừa bắn ở tốc độ cao.
Sáu nguyên mẫu của C1 Ariete được chế tạo vào năm 1988 và đã trải qua thời gian thử nghiệm.
Lô xe tăng sản xuất hàng loạt đầu tiên được dự định chuyển giao cho Quân đội Italia vào năm 1993 nhưng thực tế đã bị trì hoãn tới năm 1995.
Đợt giao hàng cuối cùng của dòng xe tăng chủ lực này chỉ được hoàn thành trong tháng 8-2002.
Có tất cả khoảng 200 chiếc xe tăng chủ lực C1 Ariete được sản xuất.
Xe tăng C1 Ariete có thiết kế tương tự như những xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) truyền thống của phương Tây.
Trong đó khoang lái bố trí phía trước, khoang chiến đấu ở giữa còn khoang động cơ đặt ở phía sau.
Vũ khí chính của C1 Ariete là pháo nòng trơn L44 120 mm do Oto Breda chế tạo.
Pháo có hệ thống ổn định tầm hướng điện-thủy lực và ốp bọc cách nhiệt giúp cho độ bền của nòng pháo tốt hơn.
Hệ thống kiểm soát hỏa lực OG14L3 TURMS của xe tăng do Galileo Avionica sản xuất, bao gồm thiết bị quan sát ngày đêm SP-T-694 của trưởng xe; kính ngắm hồng ngoại của pháo thủ và thiết bị đo xa laser giúp nhanh chóng phát hiện mục tiêu.
Máy tính kiểm soát hỏa lực kỹ thuật số có khả năng đo tốc độ gió, độ ẩm và các điều kiện thời tiết bên ngoài, trợ giúp thêm cho độ chính xác của phát bắn.
Máy tính này cũng là một thành phần của hệ thống dẫn đường, cho phép trao đổi thông tin chiến thuật giữa các xe tăng với nhau.
Pháo có thể bắn được các loại đạn xuyên dưới cỡ (APFSDS-T) và đạn xuyên lõm (HEAT) hiện đại cũng như tất cả các loại đạn pháo 120 mm theo chuẩn NATO.
Trên xe tăng C1 Ariete có một hệ thống gọi là “Thợ săn - Sát thủ” giúp pháo thủ quan sát toàn cảnh chiến trường mà không phải thay đổi vị trí để tránh bị lộ diện.
Kính ngắm của trưởng xe có góc quan sát từ -10 độ - +60 độ theo chiều dọc, đủ để giao chiến với các mục tiêu bay thấp như trực thăng.
Cơ số đạn mang theo gồm 42 viên với 27 viên ở trong xe và 15 viên còn lại bố trí trong một khoang dự trữ đặc biệt phía sau tháp pháo.
Khoang đạn ngăn cách với kíp lái bởi một cánh cửa thép có thể bung ra dễ dàng khi xe bị trúng đạn.
Vũ khí phụ gồm 1 súng máy 7,62 mm MG 42/59 đồng trục được điều khiển bởi pháo thủ hoặc trưởng xe và 1 súng máy 7,62 mm MG 42/59 khác bố trí trên nóc tháp pháo để đảm trách chức năng phòng không.
Khẩu súng máy này được chiến sĩ nạp đạn điều khiển ngay từ vị trí của mình.
Trong chiến đấu, trưởng xe và pháo thủ chia sẻ kính ngắm ảnh nhiệt, ở chế độ ngắm bắn này xe tăng có khả năng giải quyết mục tiêu từ cự ly 1.500 m.
Xe tăng C1 Ariete được trang bị vỏ giáp phức hợp thép-composite tương tự như Challenger 2 của Anh và M1 Abrams của Mỹ.
Mỗi bên hông của tháp pháo có một cụm 4 ống phóng đạn gây nhiễu với tác dụng che giấu chiếc tăng trước các thiết bị quan sát ảnh nhiệt, quang học và radar của đối phương.
Bên cạnh đó kíp xe được bảo vệ an toàn trước tác nhân của vũ khí hủy diệt hàng loạt (NBC).
Trái tim của con quái vật thép này là động cơ tăng áp Fiat-Iveco MTCA V12 dung tích 25,8 lít có công suất 1.250 mã lực, mô men xoắn (khả năng chịu tải tức thời) tối đa 4.615 Nm trong khoảng vòng tua máy 1.600 vòng/phút.
Với động cơ này giúp cho xe tốc độ tối đa trên đường nhựa đạt 65 km/h và có thể tăng tốc từ 0 - 32 km/h trong vòng 6 giây, tầm hoạt động 600 km, khả năng leo dốc tối đa 60%.
Xe dùng hộp số tự động với 4 số tiến và 2 số lùi kết hợp hệ thống lái và phanh thủy lực. Xe có khả năng lội nước sâu 4 m với ống thở hoặc 1,25 m không chuẩn bị.
Toàn bộ động cơ và hệ thống truyền động có thể thay thế nhanh chóng trong vòng 1 giờ.
Tuy là dòng xe tăng mạnh mẽ và đặc biệt bền bỉ so với các đối thủ thời điểm ra đời, tuy nhên theo thời gian C1 Ariete dần trở nên yếu thế trong tác chiến hiện đại.
Tuy nhiên thay vì chọn phát triển phiên bản tiếp theo hoặc nâng cấp sâu rộng dòng xe tăng này, quân đội Ý lại chọn hợp tác với Đức để mua xe tăng Leopard 2A8.
Giới phân tích cho rằng, quyết định của Ý liên quan tới chi phí. Rõ ràng mua xe tăng của Đức vừa đáp ứng được yêu cầu trong tác chiến hiện đại, trong khi chi phí lại tối ưu đáng kể.
Chưa kể các nước thành viên NATO cùng sử dụng xe tăng Leopard 2 của Đức nên sẽ tiện trong việc phối hợp hiệp đồng tác chiến trong khối.
Ý đã tiến hành ký kết hợp đồng để mua 300 chiếc Leopard 2A8 để nâng cao sức chiến đấu cho lực lượng tăng thiết giáp và dần thay thế cho xe tăng C1 Ariete.